Khoa học và Đời sống số 38/2022

77 Số 38 (4248) Thứ Năm (22/9/2022) 6 quốc giamê đọc nhất thế giới Trung bình một người Ấn Độ dành 10 tiếng 42 phút một tuần cho việc đọc sách, hay người Israel đặt c những cuốn sách ở nghĩa trang đ các linh hồn được tiếp tục “học, học nữa, học mãi” ... 1. Ấn Độ Theo thống kê của World Culture Score Index, Ấn Độ là nước thường xuyên đứng đầu b ng xếp hạng những quốc gia đọc sách nhiều nhất thế giới. Đây là một thành tựu khá lớn đối với đất nước này do tỷ lệ biết đọc, biết viết ở Ấn Độ thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu, chỉ 69,1%, theo báo cáo Educational Statistics do Nội các Ấn Độ (MHRD) công bố năm 2018. Những tác gi có sách được đọc nhiều nhất là Rabindranath Tagore, Chetan Bhagat, Ravinder Singh... Nhiều “mọt sách” ở Ấn Độ là thế hệ đọc sách tiếng Anh đầu tiên. Trẻ em thành thị thường đọc sách trong thời gian r nh rỗi. Các trường học cũng khuyến khích, thúc đẩy niềm đam mê sách của trẻ bằng cách tổ chức các lễ hội sách ở trường học, thành phố thậm chí hàng tuần đ nâng cao trình độ đọc của người dân. 2. Thái Lan Người bạn láng giềng là á quân sau Ấn Độ trong xếp hạng thời gian đọc sách của World Culture Score Index. Các số liệu của cơ quan thống kê quốc gia nước này cho thấy, người dân xứ sở Chùa Vàng dành trung bình 37 phút đọc sách mỗi ngày. 81,8% dân số từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách và nhóm đọc sách nhiều nhất là trẻ em từ 6 – 12 tuổi. Tuy nhiên, điện thoại thôngminh vàmáy tính b ng cũng đã thay đổi đáng k thói quen đọc sách ở xứ sở Chùa Vàng. Trên thực tế, lượng thời gian dành cho việc đọc sách in đã gi m đáng k trong những năm gần đây. 3. Israel Đây là quê hương của người Do Thái - dân tộc nổi tiếng với chỉ số IQ trung bình 110, nơi đã s n sinh cho thế giới những thiên tài như Albert Einstein, Karl Marx, Johann Strauss... cũng là đất nước nổi tiếng với niềm đammê đọc sách. Các bà mẹ Do Thái đã gieo cho con của mình tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách bằng cách nhỏ vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ liếm. Ở Israel, 40,1% số người trong độ tuổi 16-65 đọc sách ít nhất một lần trong một tuần. Th loại sách phổ biến tại nước này là văn xuôi, sách thiếu nhi, gi tưởng, sách nấu ăn và sách dành cho giới trẻ. Đặc biệt, phụ nữ đọc sách nhiều hơn đàn ông, 47% nữ giới đọc sách ít nhất một lần một tuần trong khi chỉ 34% nam giới làm điều tương tự. Theo ước tính của Thư viện Quốc gia Israel, kho ng 7.300 cuốn sách đã được xuất b n vào năm 2016. Trong đó, 89% được in bằng tiếng Do Thái và kho ng 3% là tiếng Ả Rập. Thậm chí, người Israel còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng. 4. Nhật Bản Văn hóa đọc ở Nhật B n đã được hình thành từ hàng trăm năm trước. Từ thời Genroku (16881704), tỷ lệ người biết đọc, biết viết ở quốc gia này đã trên 50%, cao hơn so với nhiều nước thời đó và đã có hệ thống xuất b n với lượng sách lên đến 10.000 cuốn/năm. Thời Minh Trị, những cuốn sách từ phương Tây được dịch lại và in ra hàng triệu b n đ phổ biến đến người dân. Ngày nay, mỗi năm Nhật B n xuất b n 43.000 đầu sách. Bình quânmỗi năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc biệt, người dân ở xứ sở Hoa Anh đào có thói quen đọc sách khi đang chờ đợi. Vì thế, không khó đ bắt gặp kho nh khắc người Nhật đọc sách trên tàu điện ngầm, bến xe buýt, công viên, quán cà phê… Nhiều nhà xuất b n còn phát hành những cuốn sách thu nhỏ đ tiện cho độc gi bỏ trong túi áo khi ra đường. Tuy Internet ngày càng phát tri n mạnh mẽ, nhưng số lượng sách và tạp chí xuất b n tại Nhật B n vẫn tăng đều đặn trong những năm gần đây. 5. Trung Quốc Dựa trên một cuộc kh o sát kéo dài từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020 của Học viện Báo chí và Xuất b n ở Trung Quốc, 81,1% người dân nước này có thói quen đọc sách thường xuyên, tăng nhẹ 0,3% so với năm 2018. Trong năm 2019, những người ở độ tuổi trưởng thành đọc trung bình 4,65 cuốn sách, còn trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi đọc 10,36 cuốn sách một năm. Không giống với các quốc gia khác, người dân ở xứ tỷ dân yêu thích sách giấy, sách âm thanh hơn sách điện tử. Bên cạnh đó, cuộc kh o sát này còn cho biết 94,3% gia đình Trung Quốc có trẻ em dưới 8 tuổi đều xây dựng thói quen đọc sách cho con cái. Các bậc cha mẹ thường dành kho ng 25 phút mỗi ngày đ đọc sách cùng con mình. 6. Đức Nước Đức - một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới - có một nền văn hóa đọc vẫn giữ được mức ổn định trong thời đại công nghệ thông tin áp đ o như hiện nay. Trong một cuộc kh o sát vào tháng 7/2015 với 25.000 người từ 14 tuổi trở lên, có đến 7/10 người (68.7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc sách, 3/10 (29.6%) đặc biệt đam mê sách. Năm 2015, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần.n Điều thú vị là những nước đứng đầu danh sách “mọt sách” này là đa số quốc gia châu Á, có nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ. LÊ TRANG 1 2 3 4 5 6

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==