Khoa học và Đời sống số 38/2022

23 Số 38 (4248) Thứ Năm (22/9/2022) giờ đã ra... nên vừa thấy bóng khách là đã soạn sẵn báo. “Hôm nào đến giờ đấy mà chưa thấy khách ra thì chắc là họ đi vắng hoặc ốm, nên lại đ dành tờ báo đó cho khách…”, bà Nguyễn Thị Oanh, chủ sạp báo trên phố Phan Huy Chú (Hà Nội) chia sẻ. Theo bà Oanh, từ hồi báo gi m xuống còn 1 kỳ/ tuần bạn đọc cũng bị hụt hẫng, số người mua báo gi m nhiều. Trước tuần 3 kỳ thì mỗi số cũng bán được kho ng 20 tờ, nay còn 1 kỳ chỉ được 10 tờ. Ông Ba Hạ, chủ sạp báo (trước số nhà 88A đường Ni Huỳnh Liên, phường 10, quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, sau 2 năm x y ra dịch bệnh, nhiều người quen với việc xem báo mạng. Đối tượng mua báo giấy bây giờ chủ yếu là người lớn tuổi không rành bấmmáy đ xem báo điện tử. Sạp của ông trước đây mỗi ngày bán được 300 - 400 tờ, nay chỉ tầm 100 tờ. Còn bà Đỗ Thị Hương, chủ sạp báo (trước số nhà 221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM) chia sẻ: “ Mỗi tờ báo tôi bán chỉ lời được 1.000đ, mỗi ngày bán được hơn 20 tờ báo thì không đủ tiền ăn sáng chú ơi. Giờ muốn bán được báo giấy thì nội dung ph i khác với báo điện tử mới thu hút người đọc, chứ báo giấy chưa ra mà báo điện tử đã đăng rồi thì không ai đọc báo giấy nữa. Theo ông Bùi Vọng Long (37 Dương Qu ng Hàm, Hà Nội), một độc gi lâu năm của Báo Khoa học và Đời sống, người ta tìm đọc Báo Khoa học và Đời sống vì thích các tin bài về sức khỏe, các bài thuốc, cây thuốc quanh ta dễ tìm, dễ áp dụng… Gần đây Báo có nhiều c i tiến, nhưng tiếc là thông tin về y tế, sức khỏe không nhiều như trước. Bác Nguyễn Bá Lựu (Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Phú Thọ) bày tỏ: “Khoa học và Đời sống là tờ báo thân thiết của người cao tuổi chúng tôi bởi những thông tin thiết thực, gần gũi và dễ hi u. Đặc biệt là các bài viết về sức khỏe rất bổ ích. Tôi nghĩ, đọc báo giấy đã trở thành thói quen. Cái văn hóa đọc báo ấy đã tồn tại nhiều năm nay không dễ gì mất được”. TRẦN HẢI - HỮU THÔNG Một sạp bán báo Tết trên phố Giảng Võ năm 2009. Sạp báo đối diện Bệnh viện Việt Nam - Cuba trên phố Hai Bà Trưng năm 2009 nay cũng không còn xuất hiện. Một sạp báo có từ lâu đời ở đoạn góc ngã tư Lý Thường Kiệt, nơi đây, báo được treo trên bức tường rào của một ngôi nhà, nhưng nay cũng không còn bán. Chị Hồng chủ sạp báo (trước số nhà 130 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TPHCM) cho biết lúc này báo bán rất chậm, mỗi ngày chỉ bán được tầm 50 tờ, chủ yếu là báo Thanh Niên, các đầu báo khác rất khó bán. Ông Ba Hạ, chủ sạp báo (trước số nhà 88A đường Ni Huỳnh Liên, phường 10, quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, đối tượng mua báo giấy bây giờ chủ yếu là người lớn tuổi không rành bấm máy để xem báo điện tử. Sạp báo của ông Ba Hạ trước đây mỗi ngày bán được 300 - 400 tờ, nay chỉ tầm 100 tờ. Sạp báo của bà Đỗ Thị Hương (trước số nhà 221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==