Khoa học và Đời sống số 51/2022

Số 51 (4261) Thứ Năm (22/12/2022) 7 SỨC KHỎE MỚI cáo công dụng như thuốc VIÊN BÀO NGƯ CALICHI QUẢNG CÁO “LỐ”: Website vienbaongu.com bị khóa sau khi PV liên lạc! TPCN, tìm cách “thần thánh hoá” sản phẩm TPCN thì đây là hành vi tiếp tay cần được lên án. “Không thể chỉ vì vấn đề lợi nhuận, trục lợi trong việc này mà làm mất đi hình ảnh đẹp của người thầy thuốc, với nhiệm vụ chính là chăm lo cho sức khỏe người dân. Vì người dân tin tưởng bác sĩ mà dùng loại TPCN được quảng cáo như thuốc. Thực tế nhiều bệnh nhân bỏ thuốc điều trị dùng TPCN thay thuốc chữa bệnh khiến bệnh nặng thêm, nguy hiểm tính mạng” BS Thế cảnh báo. Theo bác sĩ Thế, để tránh bị “móc túi” vì tin vào quảng cáo thổi phồng công dụng TPCN, người bệnh cần phân biệt và hiểu rõ, thuốc là để điều trị, chữa bệnh. Do đó, thuốc bắt buộc bác sĩ phải kê toa, bệnh nhân uống theo chỉ dẫn. TPCN là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khoẻ ở mức độ bình thường, không phải là thuốc. TPCN viên đại tràng chỉ hỗ trợ tiêu hoá Chia sẻ cụ thể hơn về TPBVSK quảng cáo công dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, TS Võ Văn Năm - nguyên Phó trưởng bộ môn Dược (trường Đại học Y dược TPHCM) cho biết, đại tràng có nhiều bệnh liên quan như polyp, ung thư, viêm đại tràng. Trường hợp viêm đại tràng, khi nói đến “viêm” tức là đã có vi khuẩn, nhiễm trùng thì người bệnh phải dùng kháng sinh, kháng viêm. Do đó, TPCN có thành phần Đông y chỉ là hỗ trợ tiêu hoá trong trường hợp khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn... hoàn toàn không có công dụng hỗ trợ hay chữa viêm đại tràng cấp và mãn tính. “TPCN là sản phẩm giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, không bán theo toa, không thể thay thế thuốc, tuyệt đối không có công dụng điều trị bệnh mà chỉ bổ sung cải thiện sức khoẻ, do đó không được dùng từ “chữa”, “điều trị” trong quảng cáo, bao bì nhãn mác không được mập mờ thông tin lừa người dùng. Ở nước ngoài, trên bao bì TPCN ghi to, rõ ràng ngay dưới tên sản phẩm dòng chữ “Thực phẩm chức năng” để người mua không bị nhầm là thuốc. Ngươi tiêu dung không phải ai cũng hiểu TPCN, nghe quảng cáo chữa “bách bệnh” là lam dung cả khi cơ thê chưa thực sự cân, hoăc sư dung phai hàng gia, từng có những rủi ro xảy ra khi sử dụng TPCN bừa bãi như di ưng, sốc phản vệ....”, TS Võ Văn Năm cho biết.n Khoa học và Đời sống số 50 ra ngày 15/12/2022 đăng thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Viên Bào Ngư Calichi do Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ Gpharm (số 193 đường Nguyễn Văn Luông, P.11, Q.6, TPHCM) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Viên Bào Ngư Calichi được quảng cáo như thuốc trên nhiều trang mạng, mặc dù đây chỉ là TPBVSK. Tại website vienbaongu.com đăng rõ thông tin công ty chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm là Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ Gpharm, địa chỉ tại TPHCM, PV Khoa học và Đời sống đã liên hệ tới số điện thoại của “Dược sĩ tư vấn” trên website này và được một người tên Mai cho biết, đây chính là web Công ty Gpharm. Mai cũng đồng thời tư vấn, người thận yếu, tiểu đêm nhiều thì dùng sản phẩm TPBVSK Viên bào ngư Calichi rất tốt, nam nữ đều dùng được. Tuy nhiên, sau hồi tư vấn vòng vo, “Dược sĩ tư vấn” Mai lại cho rằng, trang web vienbaongu.com là của nhà sản xuất sản phẩm Viên bào ngư Calichi, bên Công ty Gpharm không quản lý trang này, người bệnh cứ tin tưởng dùng vì sản phẩm đã được cấp phép của Bộ Y tế và cấp phép quảng cáo... Và ngay sau đó, website vienbaongu.com đã bị khoá. Phải chăng đơn vị kinh doanh TPBVSK đã lợi dụng mạng xã hội để quảng cáo, đăng tải thông tin “lố” về công dụng sản phẩm? Liên quan tới vụ việc này, trước đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, dù đang trong quá trình cơ quan chức năng xác minh sai phạm quảng cáo Viên bào ngư Calichi, vẫn nhiều trang mạng “nổ” công dụng của TPBVSK này. Trong đó có trang vienbaongu.com quảng cáo Viên bào ngư Calichi là dược liệu quý cho thận, cùng với hàng loạt công dụng như: Hỗ trợ bổ thận, dưỡng âm, giúp sinh tân dịch, cải thiện khả năng sinh lý, người gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt, đổ mồ hôi trộm, tiểu đêm nhiều, khả năng sinh lý suy giảm, phụ nữ kinh nguyệt không đều do thận âm kém, tân dịch hao tổn... HƯƠNG NGUYÊN TPBVSK Viên bào ngư Calichi quảng cáo trên mạng. Viêm đại tràng nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và có thể dẫn đến ung thư trực tràng. Vì thế, khi còn nhẹ, hãy dùng các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng để dứt hẳn bệnh này. Kim ngân hoa, cát căn, bồ công anh, rau má mỗi loại 12g và quả dành dành 8g. Đem các nguyên liệu sắc uống trong ngày. Loại rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa. Xa tiền thảo, rau sam đã sao mỗi loại 40g. Đem sắc cùng với 500ml nước, còn lại 200ml thì chia thành 2 lần uống lúc đói bụng. Đinh lăng 16g, riềng khô 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sơn thù 12g, phòng sâm 16g, bạch linh 12g, cam thảo 12g, táo tầu 4 quả, trần bì 10g, sinh khương 6g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chống viêm trừ thấp, tăng cường chức năng của tỳ, thích hợp trong điều trị viêm đại tràng. Lá mơ khoảng 40 – 100g rửa sạch, thái nhỏ tùy theo tình trạng bệnh viêm đại tràng; 10 g gừng tươi đập dập, băm nhỏ và 1 lòng đỏ trứng gà. Trộn chúng lại với nhau rồi chưng lên cho chín. Ăn khi nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong khoảng 15 ngày. Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ xay nhuyễn cùng với 0,5 lít nước sau đó lọc lấy nước. Mật lợn lọc lấy nước. Cho tất cả hai loại nước này vào nồi đun nhỏ lửa để cô lại thành cao rồi nặn thành viên như hạt lạc. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi ngày uống 1 viên trước bữa ăn 30 phút sáng và tối. Lưu ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc trên. THANH HÒA Người mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính thường có niêm mạc ruột "nhạy cảm" nên cần lưu ý chế độ ăn uống để không gặp phiền toái trong kỳ nghỉ lễ. Người viêm đại tràng mạn tính cần nhớ nguyên tắc xây dựng chế độ ăn như sau: Ưu tiên các loại thực phẩm ít chất béo như thịt nạc, cá nạc. Khi ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá, trứng nên dùng ít một và ngay sau khi chế biến. Chất đạm nạp vào cơ thể khuyến nghị 1g/kg/ngày. Chất béo không quá 15 g/ngày. Uống đủ nước, ăn sữa chua, uống sữa không có lactose. Người bệnh hầu như không có nhiều lợi khuẩn để tiết men latase tiêu hóa lactose thành đường glucose. Nếu uống sữa có lactose, đường ruột lập tức "đánh đuổi" kẻ lạ, gây hiện tượng bụng sôi, đau quặn và đại tiện. Ăn các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải... Nhưng chỉ nên nhặt phần rau non để ăn; Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Cần tránh ăn những thức ăn sau: Trứng, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối; Rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng; Sữa có lactose, quả quá ngọt, mật ong để tránh bị tiêu chảy, đầy hơi; Rau sống, ngô hạt, măng là những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến vết loét. Người bệnh nên thăm khám và có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có thực đơn đa dạng mà vẫn đảm bảo sức khỏe để có những ngày Tết vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình. MAI HẠNH 5 bài thuốc chữa viêm đại tràng từ rau trong vườn Chế độ ăn ngày Tết cho bệnh nhân viêm đại tràng Thực tế, có rất nhiều người bệnh mắc viêm đại tràng cảm thấy sức khỏe ổn định hơn sau một thời gian chữa bệnh và tự cho phép bản thân ăn uống thoải mái, bỏ ngang quá trình xử lý. Đây chính là một sai lầm lớn, bởi bệnh viêm đại tràng rất dễ tái phát và xử lý bệnh viêm đại tràng là một quá trình đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, có chế độ ăn uống kết hợp phác đồ xử lý của bác sĩ có chuyên môn... THANH HÀ QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==