Khoa học và Đời sống số 51/2022

Số 51 (4261) Thứ Năm (22/12/2022) 6 SỨC KHỎE MỚI hực phẩm chức năng có thành phần Đông y chỉ có công dụng hỗ trợ tiêu hoá trong trường hợp khó tiêu, đầy hơi, chán ăn... hoàn toàn không có công dụng chữa viêm đại tràng cấp và mãn tính. Viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, nếu không điều trị sớm, lâu dần bệnh sẽ biến thành ác tính khó điều trị. Thế nhưng, thị trường nhan nhản các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) bất chấp quy định pháp luật quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc, hỗ trợ điều trị dứt điểm viêm đại tràng cấp và mãn tính, khiến người bệnh như rơi vào ma trận. Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc Thời gian qua, Khoa học và Đời sống nhận được nhiều phản ánh về việc sản phẩm TPBVSK Spo Royal quảng cáo trên mạng xã hội có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi giới thiệu, quảng cáo sai công dụng như thuốc chữa bệnh. Đồng thời, theo thông báo từ Cục Quản lý ATTP, Cục này đã thu hồi rất nhiều sản phẩm TPCN khi làm hồ sơ công bố tiêu chuẩn là thực phẩm nhưng khi quảng cáo tới tay người tiêu dùng thì lại được thổi phồng công dụng như thuốc. Quảng cáo sản phẩm không phù hợp với nội dung đã được xác nhận, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Trang https://daitrang.sporoyalchinhhang.com giới thiệu sản phẩm Spo Royal là “đột phá” cho người viêm đại tràng, hiệu quả nhanh và không tác dụng phụ. Đặc biệt, TPBVSK Spo Royal còn “nổ” công dụng xử lý tận gốc viêm đại tràng, không lo tái phát, chỉ cần 2 lần/ngày sẽ hết đau bụng, hết đi ngoài, tiêu ổ viêm, lành vết loét. Đồng thời, https://daitrang.sporoyal-chinhhang. com còn sử dụng hình ảnh chuyên gia, bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm. Một số TPCN khác như TPBVSK Nguy hiểm khôn lường khi bác sĩ “tiếp tay” quảng cáo TPCN Ngoài chuyện mập mờ giữa thuốc và thực phẩm để bán được giá trên trời, các công ty kinh doanh TPCN còn tung khá nhiều chiêu để moi túi khách hàng dễ dàng, như nhờ vào những tên tuổi của các y bác sĩ có tiếng tăm hay nhờ nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng quảng bá. Đề cập tới vấn đề bác sĩ quảng bá cho TPCN, BS Nguyễn Duy Thế, cán bộ Khoa Nhiễm Bệnh viện Quân Y 175 cho rằng, nếu không may bị lợi dụng tên tuổi để quảng cáo TPCN, bác sĩ có quyền lên tiếng hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp bảo vệ uy tín. Nhưng nếu bác sĩ trực tiếp tham gia bắt tay, quảng cáo thổi phồng công dụng H.NGA-Q.HƯƠNG Nhan nhản TPCN viêmđại tràng quảng T Dù viêm đại tràng không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng những sai lầm trong quá trình cải thiện sẽ khiến viêm đại tràng không những không có kết quả tốt, thậm chí tái đi tái lại nhiều năm. Sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ Người bị viêm đại tràng khi bị viêm loét nặng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị để chữa lành các ổ viêm loét. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tự ý sử dụng kháng sinh để xử lý viêm đại tràng không theo chỉ định của bác sĩ gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ vi sinh vật tại đại tràng, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và dẫn đến rối loạn tiêu hóa triền miên. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến viêm đại tràng tái đi tái lại, lâu dần chuyển thành mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ. Ăn uống kiêng khem không đúng cách Viêm đại tràng là bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Nhưng nhiều người bệnh lại chủ quan chỉ quan tâm đến việc sử dụng thuốc mà quên đi việc thay đổi thói quen ăn uống cũng rất quan trọng. Việc dung nạp các loại thực phẩm chứa cồn, chất kích thích, đồ cay nóng, đồ tanh sống trong quá trình cải thiện viêm đại tràng cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh tái đi tái lại mãi không khỏi. Thiếu kiên trì trong quá trình cải thiện viêm đại tràng Sai lầm thường gặp khiến viêm đại tràng “đeo bám dai dẳng” Tràng Phục Linh Plus, do công ty CP Dược phẩm Thái Minh sản xuất và phân phối, quảng cáo trên https:// trangphuclinh.vn/trang-phuc-linhplus/ “có tác dụng co thắt đại tràng, ở liều cao có tác dụng mạnh hơn cả thuốc chứng dương Duspatalin”. Hay mới đây, cơ quan chức năng cảnh báo sản phẩm TPBVSK Vị Khang Ninh do Công ty Cổ phần dược phẩm VCP (thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm, quảng cáo sản phẩm không phù hợp với nội dung đã được xác nhận, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Về hành vi sai phạm trong quảng cáo sản phẩm, Luật sư Nguyễn Văn Lập – Đoàn luật sư TPHCM cho biết, Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông an toàn thực phẩm nêu rõ: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật. “Việc lừa dối quảng cáo thực phẩm chức năng thay thuốc chữa bệnh, là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng lừa dối, kể cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Với những vi phạm về quảng cáo, theo Nghị định số 115/NĐ-CP mức phạt, hình thức xử phạt đã tăng lên rất nhiều. Ngoài phạt tiền còn áp dụng các hình phạt bổ sung như rút giấy phép, thu hồi sản phẩm vi phạm và đặc biệt là công bố công khai các vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website của Cục ATTP”. (PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Đội ngũ PGS.TS.BS được đưa vào quảng cáo cho SPO ROYAL. SPO ROYAL quảng cáo xử lý tận gốc viêm đại tràng TPBVSK Tràng Phục Linh Plus quảng cáo trên mạng Triệu chứng viêm đại tràng (hình minh họa).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==