Khoa học và Đời sống số 47/2022

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 47 (4257) Thứ Năm (24/11/2022) 3 Chiều 22/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Gò Vấp sau kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, Dự án tuyến Metro số 1 đã hoàn thành 93% tổng khối lượng công việc. Thành phố đang điều chỉnh dự án và giải quyết các vấn đề pháp lý nhằm sớm hoàn thành những phần việc còn lại. Nhằm bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách cho dự án, TP HCM đã làm việc sơ bộ với Bộ Xây dựng để nghiệm thu kỹ thuật, chuẩn bị cho đợt chạy thử trên 10km vào cuối năm 2022. Dự kiến, đầu năm 2023, Metro số 1 sẽ chạy thử toàn tuyến, sau đó sẽ đưa dịch vụ tiện ích vào các nhà ga để khai thác thương mại trong năm 2023. Đối với dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, trên 90% khối lượng công việc đã hoàn thành. Tuy nhiên, domột số cửa cống chưa hoàn thiện, khả năng ngăn triều của dự án chưa thể phát huy tác dụng. “Dự án còn một số trục trặc về mặt pháp lý, liên quan TP HCM và cả phía nhà thầu; tiến độ mua sắm trang thiết bị từ nước ngoài bị gián đoạn vì dịch COVID-19”, Chủ tịch UBND TP HCM thông tin. TUẤN ANH Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sẽ chủ trì cùng các Sở, ngành tiếp tục rà soát những dự án chậm tiến độ để hàng năm cập nhật vào danh mục thực hiện giai đoạn 2021-2030. Đơn cử như dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà để bán tại số 119 đường K2, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm của Công ty Cổ phần đầu tư Nhuệ Giang, Dự án Nhà ở thương mại bán cho cán bộ chiến sĩ quân đội tại D22/Lữ đoàn 26/Quân chủng Phòng không – Không quân tại phường Định Công tại quận Hoàng Mai của Công ty xây dựng công trình hàng không ACC, Dự án Xây dựng nhà ở thương mại tại lô đất CT02B Khu đô thị Nam Thăng Long của liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội và Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC. Đặc biệt, đại dự án Khu đô thị Thanh Hà tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) và xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) có tổng vốn đầu tư trên 18.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 cũng nằm trong diện rà soát. Cũng trong lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định số 1056/QĐ-BXD về Kế hoạch thanh tra năm 2023 gồm ba phần hành chính, chuyên ngành và thanh tra chuyên đề đối với 7 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên – Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang). Đối với công tác quản lý hoạt động xây dựng tại một số dự án do Bộ (ngành), địa phương và tập đoàn, Tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư sẽ thanh tra công tác quản lý hoạt động xây dựng tại dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại 3 đơn vị là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông Vận tải; Ban Quản lý dự án 4 – Cục Đường bộ Việt Nam. THIÊN TUẤN Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đồng chí Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam” tổ chức ở TPHCM, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhận định, ông Sáu (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) đã để lại nhiều di sản như thủy điện Trị An, thủy điện Thác Mơ, công trình đường dây tải điện 500kV Bắc Nam… Những di sản tinh thần đó là tầm nhìn, là nhân cách, là sự hào sảng, là nghĩa khí của một người cách mạng thuộc thế hệ đi trước. Hiếm hoi và quý giá. Có thể theo đó học mãi cùng với thời gian. Nguyên Chủ tịch nước bày tỏ: “Tôi học ở ông trước hết là phải gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, tin ở dân và mọi việc làm của mình đều vì lợi ích của nhân dân. Đồng thời cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm trước dân và trước đất nước”. Cũng trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành xóa bỏ nhà tạm cho người nghèo trên toàn tỉnh. Đây là chương trình an sinh xã hội được thực hiện theo di nguyện của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Cũng nhân dịp này, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đối với Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đình Bình Phụng - nơi gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt những ngày đầu tham gia cách mạng. BẢO ANH CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT: “Tầm nhìn, nhân cách, sự hào sảng” Cơ quan công an cần chịu trách nhiệm khi tiếp nhận vụ việc. Các hội, ban ngành bảo vệ ngư dân phải lên tiếng bảo đảm quyền lợi và lợi ích cho ngư dân hành nghề. Đây là quan điểm của PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, khi trao đổi với PV Khoa học và Đời sống về vụ việc anh Trương Văn Trung, một trong hai ngư dân bị chủ tàu bạo hành. “Khi bị xâm hại về sức khỏe và tính mạng, cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc, xử lý nghiêm minh, tạo tính răn đe để tránh các trường hợp tương tự xảy ra”, bà An nhấn mạnh. Trước đó, ngày 15/11, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip quay lại cảnh người đàn ông bị đánh trên tàu cá. Được biết, trong 2 ngày 28 và 30/5, anh Lê Văn Bình (SN 1982, ngụ huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) và Trương Văn Trung (SN 1975, ngụ huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) đến Công an thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) trình báo về việc bị hành hạ dã man trên tàu cá BT 97993 - TS do bà Phạm Thị Hà (SN 1965, Bến Tre; tạm trú ở huyện Trần Văn Thời) làm chủ. Ngày 18/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Văn Thời tiếp nhận, thụ lý vụ việc và khởi tố vụ án hình sự hành hạ người khác. Ngày 20/11, Công an huyện Trần Văn Thời phối hợp Đồn Biên phòng Sông Đốc đã triệu tập 3 đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi đánh người là Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Văn Tỵ và Đoàn Văn Hùng. Thượng tá Phan Bửu Kiếm cho biết, Công an thị trấn Sông Đốc đã thực hiện đúng quy trình tiếp nhận vụ việc, nạn nhân được đưa đi khám và điều trị theo đúng quy định. “Sở dĩ, thời điểm đó vụ việc chưa được điều tra là do cơ quan công an chưa có đầy đủ căn cứ để xác định được mức độ của vụ việc. Mặt khác, sau khi trình báo và được đưa đi điều trị, nạn nhân đã tự thỏa thuận với chủ tàu và bỏ đi nơi khác”, ông Kiếm nói. HẢI TUẤN PGS.TS BÙI THỊ AN: Xử lý nghiêm vụ ngư dân bị hành hạ dã man! Hành trình “trùm” ma tuý Oanh Hà sa lưới Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa phối hợp các đơn vị bắt giữ Vũ Hoàng Oanh (tức “Oanh Hà” 65 tuổi ở Hải Phòng, chị gái của Dung Hà, trùm giang hồ trong vụ án Năm Cam) đối tượng truy nã quốc tế vì liên quan đến ma túy và 4 đối tượng liên quan khác. Oanh Hà được xác định chủ mưu cầm đầu đường dây tội phạm ma túy đặc biệt lớn, xuyên quốc gia. Trong quá trình điều tra, bắt giữ đường dây mua bán, vận chuyển trái phép trên 200kg ma túy từ nước ngoài về Tây Ninh đi TP HCM tiêu thụ do Nguyễn Văn Thơm cầm đầu, Thơm đã khai ra đối tượng đầu trên, chủ mưu là Vũ Hoàng Oanh, tức Oanh “Hà”. Trước đó, trinh sát xác định, ngày 13/9, các đối tượng sẽ chuyển 4 lốc máy về kho của Nguyễn Anh Bảo Quốc. Nhận định thời cơ phá án đã đến, ngày 23/9/2022, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt quả tang Nguyễn Thành Thắng đang vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ 20kg ma túy tổng hợp. Tháng 5/2018, Cục C04 phá chuyên án 128Y do Vũ Hoàng Oanh cầm đầu, thu giữ 74kg ma túy, bắt 8 đối tượng trong đường dây. Tuy nhiên, Vũ Hoàng Oanh đã bỏ trốn sang nước ngoài. Sau khi ra nước ngoài, Oanh Hà thu nạp nhiều đàn em bị truy nã, đối tượng cộm cán hình thành đường dây mua bán ma túy từ khu vực Tam giác vàng về TP HCM và Hải Phòng tiêu thụ. Cục C04 ra quyết định truy nã đặc biệt Vũ Hoàng Oanh về tội mua bán trái phép chất ma túy và có lệnh truy nã quốc tế của Interpol. Trong một diễn biến khác, Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an vừa triệt phá thành công đường dây đánh bạc gần 30.000 tỷ đồng. Đường dây này do các đối tượng người Việt Nam cầm đầu. Nhóm này đặt máy chủ tại Campuchia tổ chức tại TP HCM và một số tỉnh lân cận với hình thức đánh bạc truyền thống, tín chấp. PV TPHCM: Metro số 1, dự án chống ngập 10.000 tỷ về đâu? Hà Nội: 80 dự án khu đô thị, nhà ở bị “soi”

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==