Khoa học và Đời sống số 47/2022

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 47 (4257) Thứ Năm (24/11/2022) 2 đặt an toàn thực phẩm lên vị trí ưu tiên cao nhất, sau đó mới là dinh dưỡng phù hợp và ngon miệng. Bữa ăn bán trú phải là bữa ăn chuyên nghiệp và không nên là chỗ để kê giá giữa nhà trường với phụ huynh. Nhà trường có thể thu học phí cao hơn, nhưng nên minh bạch bữa ăn của học sinh với cha mẹ. Bữa ăn có giá 50.000 đồng phải đúng là 50.000 đồng, không được phép làm bữa ăn chỉ 20.000 đồng. Kê giá bữa ăn là việc làm thiếu đạo đức. Bữa ăn bị “rút ruột” là một nguyên nhân chính khiến các nhà cung cấp suất ăn phải “cân đối thu chi” bằng các nguồn nguyên liệu kém chất lượng, kém an toàn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiều món ăn ngon miệng như bánh bao, bánh chưng, bánh giò… lại là thực phẩm dễ hư hỏng và gây ngộ độc. Với trường học cung cấp suất ăn đại “Lộ” lỗ hổng lớn ở trường học Việt Nam… trà, nguy cơ ngộ độc thực phẩm hàng loạt là rất lớn. Cần xem xét gốc rễ của ngộ độc thực phẩm học đường l Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm trường học chính là thực phẩm bẩn? - Học sinh của chúng ta sinh ra ở một quốc gia nông nghiệp lẽ ra phải được ăn những bữa ăn sạch, an toàn. Nếu thực phẩm bẩn là nguyên nhân chính của những vụ ngộ độc thực phẩm ở trường học, cần xem lại lại gốc rễ vấn đề trước khi giáo dục học sinh bất kỳ điều gì to lớn về tương lai, về thế giới. l Có chấm dứt được tình trạng này hay không? - Trường học nào cũng có rủi ro tai nạn, dù nó là trường tư, trường công, trường bán công, trường quốc tế, trường chuyên…Để giảm thiểu và phòng tránh rủi ro, người ta chỉ có thể dựa vào chính sách tốt, quy trình tốt và con người mẫn cán. Tôi rất mong trường học ở Việt Nam đề cao sự an toàn trước khi lấy thành tích học thuật. Đó mới đúng nghĩa là trường học vì trẻ em. l Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!n Theo ghi nhận của PV Khoa học và Đời sống, đến ngày 25/11, vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tiểu học, THCS, THPT iSchool Nha Trang liên quan Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG), khiến 600 học sinh nhập viện, một học sinh tử vong. Không có chuyên gia an toàn trường học l Hàng trăm học sinh bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường iSchool Nha Trang lần nữa khiến người dân bất an về bữa ăn học đường? - Đây là sự việc đau lòng, nhất là một em học sinh đã qua đời! Tôi muốn nhấn mạnh với trường học, thầy cô, các công ty đầu tư giáo dục, phụ huynh, học sinh rằng, an toàn là tiêu chí quan trọng nhất của trường học, vì nó là sinh mạng, là sự sống. Các trường học ở Việt Nam cần cải thiện về tư duy an toàn. l Bữa ăn bán trú phải tuyệt đối an toàn vì ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh; vậy cớ sao vẫn xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm trường học? - Có một thực tế, hầu hết trường học ở Việt Nam đều không có chuyên gia an toàn trường học. Khi tư vấn cho trường học, tôi luôn khuyên các trường nên có chức danh này trong biên chế nhân sự. Đây thực sự là một lỗ hổng, một khiếm khuyết của trường học. Nhân sự chuyên trách về an toàn tại một trường học có vài trăm đến vài nghìn con người là rất quan trọng. Phạm vi an toàn không chỉ là phòng ngừa tai nạn như té ngã, va chạm nói chung, mà còn là cháy nổ, thiên tai, điện, ngộ độc thực phẩm, sự cố gây thương tích, chết đuối… là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Tiếp đó, bữa ăn của trường học phải xếp theo thứ tự an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, ngon miệng. Đây là điều tôi học được từ quá trình đi làm cho nhiều tổ chức lớn và đi thăm các trường học tốt ở các nước khác. Hầu hết tâm lý cha mẹ học sinh chỉ đòi bữa ăn của con ở trường ngon miệng, nhưng tôi khẳng định với họ, bữa ăn học đường là bữa ăn tập thể; để bảo vệ học sinh thì phải HẢI NINH (thực hiện) Vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh Trường iSchool Nha Trang, Khánh Hoà đang gây xôn xao dư luận. Thực tế ghi nhận không ít sự cố tương tự xảy ra trong quá khứ. Theo đó, ngày 28/4/2022, tại trường tiểu học Ban Mai (địa chỉ Số 41- 43 đường 19/5, Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội) có 7 học sinh lớp 3A8 bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Được biết, thực đơn 3 bữa trong ngày 28/4 của trường tiểu học Ban Mai bao gồm các món chính như: Bún gà xào lăn, sườn xào chua ngọt, lạc rang muối, canh chua dầmme, cháo trai hành răm, cơm trắng… có kèm với bữa phụ là sữa chua uống và sữa tươi. Tất cả thực đơn của học sinh đều được nấu trực tiếp tại bếp ăn của nhà trường, học sinh không được mang đồ ăn ngoài vào khi đến trường. Tương tự, ngày 16/4/2021, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) xảy ra 2 sự cố về thực phẩm tại trường Pascal và I-sắc Niu-tơn khiến 6 học sinh phải nhập viện theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột. Thực phẩm nghi ngờ gây ra sự cố mất an toàn thực phẩm đối với 2 trường trên là bánh pizza nhân xúc xích tại bữa phụ chiều 15/4 và món cá phi lê basa chiên bơ tại bữa trưa 15/4. Đáng nói, đon vi cung cap lai khong co Giay chung nhan đu đieu kien ATTP voi đe pizza, khong đap ung đu tinh phap ly trong viec cung cap thuc pham Trước đó, vào tháng 10/2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định xử phạt hành chính về vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng vì để xảy ra vụ 352 học sinh bị ngộ độc thực phẩm do độc tố tụ cầu vàng trong món ruốc gà. HOA VŨ Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm trường học 600 HỌC SINH ISCHOOL NHA TRANG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM: Bộ GD&ĐT chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Bộ GD&ĐT vừa có công văn số 6141 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, các cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. “Hầu hết trường học ở Việt Nam không có chuyên gia an toàn trường học. Đây thực sự là một lỗ hổng, một khiếm khuyết lớn”, Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cho biết. 01 học sinh tử vong, 211 em vẫn điều trị Ngày 17/11, sau bữa ăn bán trú tại iSchool Nha Trang, chiều cùng ngày, trong số 880 học sinh, có 600 học sinh nhập viện vì triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… Nguyên nhân được xác định nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella. Các em được phụ huynh đưa đi cấp cứu tại 5 bệnh viện. Hiện 176 ca xuất viện, còn 211 ca đang điều trị, 1 ca tử vong. Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==