Khoa học và Đời sống số 47/2022

Số 47 (4257) Thứ Năm (24/11/2022) 11 Đạt ngưỡng… “báo động” Rác thải điện tử (e-waste) là nhóm chất thải đặc thù phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình và các văn phòng, công sở…, gồm các thiết bị như điện thoại, máy tính, laptop… bị hỏng không phục hồi được hoặc không được sử dụng do lỗi mốt. Với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, công nghệ, rác thải điện tử đang tăng lên một cách nhanh chóng. Theo báo cáo từ Liên hợp quốc, mỗi năm Trái Đất gánh thêm khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử, trong đó, chỉ 20% được tái chế. Nếu không có sự can thiệp và hạn chế rác điện tử từ các quốc gia, tổng lượng rác thải sẽ tăng lên hơn gấp đôi vào năm 2050, khoảng 120 triệu tấn/năm. Tại châu Âu, trung bình 11 trong 72 thiết bị điện tử thông thường của một hộ gia đình không còn được sử dụng hoặc đã bị hỏng. Hàng năm, mỗi người dân châu Âu thải từ 4 đến 5 kg rác thải điện tử. Tại Việt Nam, hàng năm, mỗi người dân thải ra môi trường khoảng 1,3 kg rác điện tử, tương đương 116.000 tấn trên cả nước. Chất độc hại có thể ngấm nguồn nước, phát tán vào không khí Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ môi trường Silicon Valley Toxics Coalition (trụ sở tại San Jose, California, Mỹ) và các nhà khoa học, kim loại nặng và hóa chất trong rác điện tử thường gặp là bari, đồng, niken, berili (trong các bo mạch chủ), cadmium (trong điện trở và chất bán dẫn); crom (trong đĩa mềm); chì (trong pin, màn hình máy tính) hay thủy ngân (trong đèn huỳnh quang, pin, nhiệt kế, một số sản phẩm y tế)… Các chất độc hại này có thể ngấm vào đất, nguồn nước, phát tán vào không khí gây ra ô nhiễm. Khi mới được sản xuất và trong quá trình sử dụng, các chất trong thiết bị điện tử thường không gây hại cho con người. Việc tích trữ rác điện tử ở các cơ sở thu mua phế liệu không đảm bảo điều kiện bảo quản, dưới tác động của mưa, nắng, bị va đập… các chất có hại bị phơi ra ngoài không khí, bị phóng thích ra môi trường sống bằng nhiều cách như hòa vào nước mưa, các hạt kim loại nhỏ di chuyển dần trong đất, thấm vào nguồn nước ngầm. Trong quá trình xử lý rác điện tử không đúng quy cách, các kim loại có thể phân tách thành những phân tử nhỏ hơn, mang hóa chất độc hại hòa vào không khí, nước mưa và nhiễm độc cả khu vực. Đốt cháy rác thải điện tử một cách bừa bãi, làm khí đốt độc hại lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong đó có cả chất thải dioxin rất dễ gây ra quái thai, dị tật đối với thai nhi. Nước và không khí cũng dần dần vận chuyển các hóa chất, kim loại nặng từ rác điện tử từ khu vực quanh bãi rác ra môi trường rộng lớn hơn.n 7 củ sạc nhanh “siêu tốc” cho smartphone Khoa học và Đời sống giới thiệu 7 củ sạc nhanh có công suất từ 20W - 65W dành cho iPhone và Android. 1. Củ sạc Aukey PA-B1 20W USB C (khoảng 199.000 đồng): Thiết bị đạt chuẩn Power Delivery phù hợp cả máy iPhone và Android, kích thước nhỏ hơn 50% so với củ sạc 18W của Apple và có công nghệ giảm nhiệt OmniStack. Xuất xứ Trung Quốc 2. Củ sạc Baseus PD 20W GaN5 (khoảng 189.000 đồng): Mẫu của Baseus giá rất rẻ nên không có gì đặc biệt ngoài thiết kế đẹp mắt với vỏ sơn màu pastel. Dù vậy, nó vẫn dùng công nghệ sạc GaN thế hệ 5 mới nhất, giảm 50% kích thước so với sạc 20W thông thường và đảm bảo không bị quá nhiệt trong khi sạc. Xuất xứ Trung Quốc 3. Combo củ + cáp sạc PISEN Quick Ice Crystal PD 20W Transparent (khoảng 799.000 đồng): Mẫu sạc 20W cao cấp từ Pisen giá cao gấp 3 lần nên sử dụng vật liệu cao cấp hơn, vỏ ngoài trong suốt và có công nghệ giảm nhiệt hiệu quả hơn 30% so với thông thường. Ngoài ra, củ sạc còn tặng kèm cáp trong suốt đầu lightning. Xuất xứ USA 4. Củ sạc nhanh Remax U25 2 cổng 33W (khoảng 339.000 đồng): Tầm 30W có 2 mẫu sạc nhanh từ Anker và Remax được đánh giá khá cao vì chất lượng cực ổn áp so với giá tiền. Mẫu Remax có 2 cổng sạc ra, tổng công suất 33W và thiết kế chân cắm gập gọn nên đã nhỏ còn nhỏ hơn. Xuất xứ hãng Remax HongKong 5. Củ sạc nhanh Anker Nano II 30W (khoảng 440.000 đồng): Mẫu Anker Nano II thì dùng công nghệ GaN cho công suất tối đa 30W, có đủ các tính năng bảo vệ an toàn, chống chập nổ, quá nhiệt… dùng với máy nào cũng tự động điều chỉnh nguồn sạc tối ưu nhất. Xuất xứ Trung Quốc 6. Củ sạc nhanh Anker Nano II 45W (khoảng 738.000 đồng): Cũng là Anker Nano II nhưng mẫu dưới đây công suất đến 45W. Các tính năng, thiết kế và kích thước đều tương tự mẫu 30W nhưng phù hợp với ai dùng các máy Android hỗ trợ sạc nhanh chuẩn PD tốt hơn, thậm chí có thể sạc cho 1 số mẫu ultrabook cỡ nhỏ. Xuất xứ Trung Quốc 7. Củ sạc Xiaomi GaN 65W (khoảng 449.000 đồng): Cuối cùng là mẫu sạc nhanh 65W GaN từ Xiaomi, kích thước to gấp đôi các mẫu ở trên nhưng nhìn chung vẫn là quá bé so với công suất. Mua dòng này về dùng yên tâm sạc nhanh thoải mái cho cả điện thoại iPhone, Android và các laptop dùng chuẩn PD. Xuất xứ Trung Quốc HẢI ANH CÔNG NGHỆ SỐ Công nghệ không ngừng phát triển đồng nghĩa hàng loạt đồ điện tử hết hạn bị thải ra, dẫn đến khối lượng rác điện tử “tràn” vào môi trường không ngừng tăng lên. HẢI ANH Rác thải khổng lồ từđiệnthoại,máytínhcũ Việt Nam có nhiều chương trình thu hồi và xử lý, tái chế rác thải điện tử miễn phí do các nhà sản xuất thiết bị điện tử khởi xướng nhằm tuân thủ quy định về việc thu hồi và xử lý những thiết bị điện tử đã qua sử dụng. Cụ thể, HàNội hiện có 5 thùng gom rác thải điện tử đặt tại Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), UBND phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), UBND phường Quán Thánh (quận Ba Đình), UBND phường Thành Công (quận Ba Đình) và Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (quận Cầu Giấy). Tại TP HCM cũng có 5 điểm thu gom rác thải điện tử đặt tại UBND phường 9 (quận 3), UBND phường 15 (quận 4), UBND phường 17 (quận Phú Nhuận), UBND phường 2 (quận Bình Thạnh) và Siêu thị Metro An Phú - MM Mega Market (quận 2). Các loại rác thải điện tử được thu gom bao gồm điện thoại di động, laptop, máy tính, màn hình máy tính LCD, CRT, máy in, các phụ kiện công nghệ, pin... Việc tái chế, các thiết bị sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải nguy hại bằng xe tải chuyên dụng, sau đó được phân loại cẩn thận theo từng danh mục sản phẩm và bóc tách hoàn toàn theo từng dòng vật liệu. Việc tham gia ủng hộ các chương trình thu gom, phân loại rác thải điện tử như vậy là một trong những cách tích cực nhất mà mỗi người có thể làm để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều người Việt có thói quen đem bán đồng nát, hoặc vứt chung rác thải điện tử với rác thường. Trong khi đó, nhiều loại rác thải điện tử có chứa thành phần bari, đồng, niken; berili (trong các bo mạch chủ), cadmium (trong điện trở và chất bán dẫn), crom (trong đĩa mềm), chì (trong pin, màn hình máy tính),... là những kim loại nặng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Smartphone, máy tính cũ sẽ đi đâu? Lượng rác thải điện tử đang đạt ngưỡng báo động Xử lí chất thải điện tử không đúng cách

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==