Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

59 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 hiệu phục hồi mong manh từ việc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19, đứng trước nguy cơ tiếp tục đà giảm tốc. Trong năm 2022, trước hệ quả của cuộc chiến tranh từ Ukraine và chính sách “zero Covid” của Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đối mặt với đứt gãy và gián đoạn. Khủng hoảng năng lượng và lương thực ở cấp độ toàn cầu đã khiến cho nhiều nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái. Lạm phát ở mức độ cao khiến cho nhiều chính phủ phải thi hành các chính sách thắt chặt. Dù Trung Quốc phần nào nới lỏng chính sách “zero Covid” cuối năm 2022, những khó khăn tiếp tục phủ bóng lên kinh tế thế giới năm 2023. Quỹ Tiền tệ quốc tế vào tháng 10/2022 hạ mức độ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023 từ 3,2% xuống 2,7%, mức dự báo thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và giai đoạn đầu đại dịch Covid 2020. Khủng hoảng kinh tế có thể kéo theo khủng hoảng nợ tại nhiều nền kinh tế trong năm 2023. Sri Lanka có thể chỉ là tiếng chuông cảnh báo đầu tiên khi vào tháng 5/2022, chính phủ nước này đã tuyên bố không thể trả được các khoản nợ và không còn dự trữ ngoại hối để nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu. Tờ Economist đánh giá 53 nền kinh tế trên thế giới trên bờ vực “vỡ nợ” do giá cả leo thang và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó một số nền kinh tế đặc biệt có nguy cơ cao trong năm 2023 như Pakistan, Ai Cập, Li băng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn có thể kéo theo một số hệ luỵ trong các lĩnh vực năng lượng và công nghệ. Cuối năm 2022 chứng kiến làn sóng cắt giảm nhân lực lớn tại hàng hoạt tập đoàn công nghệ toàn cầu. Meta, Twitter đã sa thải 24 nghìn nhân viên làm việc chỉ riêng tại Mỹ. Amazon cũng sa thải 10 nghìn nhân viên, động thái cắt giảm lớn nhất trong lịch sử. Các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc cũng không ngoại lệ khi cắt giảm khoảng 20% lực lượng lao động. Đây là hệ quả của việc điều chỉnh tăng trưởng nóng sau thời gian bùng nổ trong đại dịch và sự điều chỉnh thói quen tiêu dùng trong bối cảnh người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Thế giới cũng chứng kiến cạnh tranh Mỹ-Trung, tuy không “nóng” như dưới thời chính quyền Trump, nhưng vẫn tiếp diễn theo xu hướng cạnh tranh chiến lược trong dài hạn. Các xu hướng này được dự báo, không suy giảm, mà trái lại ngày càng trở nên gay gắt trong năm 2023. Trong bối cảnh, triển vọng kết thúc cuộc chiến tranh tại Ukraine còn xa vời, Mỹ và các nước đồng minh, đối tác, đặc biệt là các đồng minh tại châu Âu sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga. Cạnh tranh Mỹ - Trung không chỉ còn giới hạn ở lĩnh vực thương mại, đã mở rộng sang công nghệ và địa chiến lược. Xu hướng này, một mặt có thể tạo ra sự “phân mảnh” trong quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, tài chính, quân sự, khoa học công nghệ đến tập hợp lực lượng giữa một bên là Mỹ và các đồng minh, đối tác và một bên là Nga, Trung Quốc và một số quốc gia có cùng lợi ích; đồng thời dẫn tới gia tăng chạy đua quân sự, đồng thời, làm suy giảm vai trò của các thiết chế đa phương, đóng vai trò gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế, làm xói mòn trật tự dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ hai, kinh tế thế giới, sau những tín

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==