Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

47 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 điểm chưa đúng với chuẩn mực khoa học. Vừa giải thích, ông vừa sửa (bằng bút mực đỏ), gạch bỏ chỗ này, viết thêm chỗ kia, ghi chú trên hình ảnh… “Kết quả là một bản thảo đầy màu đỏ, nó không còn là bài của tôi nữa. Tôi còn nhớ Giáo sư phê bình văn viết của tôi nặng chất thơ quá, không hợp cho bài báo khoa học vốn trung dung và lạnh lùng. Văn chương khoa học có đặc thù và thuật ngữ chỉ có người trong chuyên ngành mới am hiểu”. Bản thảo chưa dừng ở đó mà còn qua nhiều chỉnh sửa, gửi đi rồi bị trả lại, bị chê đến mức “choáng váng”. Nhưng ông không nản. Cuối cùng mất gần 1 năm chỉnh sửa bài báo mới được đăng. GS Nguyễn Văn Tuấn kể, sau bài báo đầu tiên đầy sóng gió, ông lao vào nghiên cứu và viết một loạt bài báo khoa học. Nhưng bài nào cũng bị giáo sư sửa đến nỗi ông không còn nhận ra bài của mình nữa. Tuy nhiên, ông luôn kiên trì và nỗ lực… Đến bài thứ 10 của 4 năm sau đó, ông đã vô cùng tự tin khi tự mình soạn một bài báo. Khắc tên Việt trong lĩnh vực di truyền loãng xương Từ anh phụ bếp, từ những bài báo bị sửa đi sửa lại, hơn 30 năm sau, GS. Nguyễn Văn Tuấn đã trở thành một nhà khoa học nổi danh khắp nơi. Ông liên tiếp có công trình khoa học công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới. Ngoài ra, ông cũng là nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có những đóng góp lớn cho lĩnh vực dịch tễ học và di truyền loãng xương. Trong những đóng góp đó, phải kể đến việc xác định mối liên quan giữa mật độ xương và gãy xương, phát hiện này đã được Tổ chức Y tế Thế giới đề ra tiêu chuẩn để chẩn đoán loãng xương cho toàn thế giới. Đóng góp lớn nữa của GS. Nguyễn Văn Tuấn là phát hiện sự mất xương ở người cao tuổi tăng theo thời gian chứ không ngừng lại như sách giáo khoa viết, phát hiện này đã viết lại một phần sách giáo khoa về loãng xương và nội tiết học... Đóng góp nữa là ông cùng đồng nghiệp đã phát hiện mất xương có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, phát hiện này cũng làm thay đổi nhận thức của giới chuyên ngành về bệnh lí loãng xương… Đóng góp mà GS. Nguyễn Văn Tuấn tâm đắc là phát triển mô hình tiên lượng gãy xương. Sự ra đời của mô hình này là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới làm theo, và có khi họ gọi là “Nguyen’s Model.” Đặc biệt, dù sống xa quê hương, nhưng GS. Nguyễn Văn Tuấn luôn hướng về Việt Nam. Ông quan tâm nhiều đến nghiên cứu và điều trị loãng xương ở Việt Nam như gãy xương không được điều trị hay không được điều trị đúng, chi phí điều trị... Ngoài ra, ông còn hợp tác với các đồng nghiệp Việt Nam tổ chức các khóa học cho các bác sĩ cập nhật hóa liệu pháp chẩn đoán, điều trị, và quản lí bệnh loãng xương. Ông còn cùng nhóm nghiên cứu lập trang web suckhoexuong.vn để cung cấp thông tin cho bác sĩ và bệnh nhân về bệnh loãng xương, với hi vọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh nguy hiểm này.n Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn có 10 yếu tố để có một sự nghiệp độc lập trong khoa học, đó là: chọn một hướng đi, kiên trì theo đuổi ý tưởng, chọn môi trường làm việc tốt, chọn người hướng dẫn tốt, tương tác và tôn trọng đồng nghiệp, nhìn về bức tranh lớn trong chuyên ngành, nắm vững phương pháp, kĩ năng truyền đạt thông tin và công bố quốc tế. GS Nguyễn Văn Tuấn luôn hướng về Việt Nam, quan tâm nghiên cứu và điều trị loãng xương ở Việt Nam như gãy xương không được điều trị hay không được điều trị đúng, chi phí điều trị...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==