Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

120 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 Tượngmèo trong ngôi đền Gotokuji. Nguồn: Sakura house. Mèo biểu tượngmaymắn với người Nhật…vì sao? THUỲ LIÊN NGƯỜI VIỆT CÓ CÂU “MÈO ĐẾN NHÀ THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN NHÀ THÌ SANG”, NHƯNG VỚI XỨ SỞ HOA ANH ĐÀO NHẬT BẢN, HÌNH ẢNH CHÚ MÈO MANEKI NEKO VẪY TAY LẠI LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA MAY MẮN VÀ TÀI LỘC. Mỗi quốc gia có tín ngưỡng tâm linh và quan niệm khác nhau về các loài động vật đem lại may mắn. “Mèo đến nhà thì khó” của người Việt Theo quan niệm của người Việt, trong nhà có sự xuất hiện của mèo lạ là dấu hiệu của sự mất mát, đen đủi. Vốn là loài vật chủ yếu sống về đêm và thích săn chuột, mèo thường hay bắt và đem chuột chết về nhà. Vì vậy, người xưa cho rằng, loài mèo rước sự “chết chóc” về nhà là điềm gở. Xét tập tính của loài mèo, đây không phải là con vật trung thành với chủ. Nếu nhà còn đồ ăn, chúng sẽ ở lại; ngược lại, mèo sẵn sàng bỏ đi chẳng hề luyến tiếc. Do đó, với người Việt, đây là điềm báo cho sự mất mát. Thú vị hơn, tiếng kêu “meo meo” của loài mèo khiến nhiều người liên tưởng tới chữ “nghèo nghèo”, vì vậy, cho tới nay, không ít gia đình vẫn kỵ mèo lạ xuất hiện trong nhà, đặc biệt là vào dịp đầu xuân năm mới. Người Nhật tôn thờ, có hẳn ngày lễ mèo 29/9 Với người Nhật Bản, mèo lại là biểu tượng của sựmaymắn, cầu tài chiêu lộc. Tại khắp các cửa hàng, công ty ở đất nước mặt trời mọc, mèo Thần Tài hay mèo Maneki Neko vẫy tay chào luôn là vật phẩm phong thuỷ được lựa chọn hàng đầu để trưng bày. Thậm chí, tại Nhật, Maneki Neko còn có ngày lễ kỷ niệm của riêng mình là 29/9 hàng năm. Vậy, vì sao người Nhật tôn thờ mèo Thần Tài tới vậy? Tương truyền, vào thế kỷ 17, một thầy tu nghèo sinh sống trong ngôi đền nhỏ ở Tokyo với chú mèo cưng Tama của mình. Cuộc sống của ông tuy vất vả, khó khăn nhưng luôn tràn đầy niềm vui bên con vật cưng. Một ngày nọ, lãnh chúa quận Hikone - Nakaota lúc đi săn gặp phải mưa bão lớn nên đành tạt vào gốc cây gần đền để trú chân. Bỗng nhiên, chú mèo Tama đứng trong đền giơ một chân lên như đang vẫy gọi, mời ông vào trú mưa. Ngạc nhiên và cảm mến trước hành động dễ thương của chú mèo, lãnh chúa Nakaota liền tiến thẳng vào ngôi đền để nhìn chú mèo rõ hơn. Đúng lúc ấy, một tia chớp đánh trúng gốc cây ông vừa đứng, lãnh chúa vô cùng biết ơn chú mèo nhỏ đã cứu mạng. Để hậu tạ, Nakaota cho thợ sửa chữa và đổi tên ngôi đền thành Gotokuji. Chú mèo Tama sau đó được chôn cất trong khu nghĩa trang dành riêng cho loài mèo trong đền. Người dân nơi đây đã tạc tượng Maneki Neko (mèo Thần tài) để tưởng nhớ chú mèo Tama. Từ ấy, người dân Nhật Bản bắt đầu chế tác linh vật mèo Thần Tài để làm quà tặng, vật phẩm trưng bày trong nhà hay tại cửa hàng, công ty để cầu bình an, may mắn, tài lộc. Ban đầu, không ít du khách phương Tây đến Nhật cho rằng, mèo Maneki Neko đang làm động tác chào tạm biệt, nhưng trên thực tế, đây là hành động “gọi khách” đến với cửa hàng. Thú vị ở chỗ, mèo Thần Tài có khi vẫy tay trái, có khi vẫy tay phải, thậm chí là cả hai tay. Theo lý giải, tay trái mang lại khách hàng và bạn bè; tay phải rước vận may, chiêu tài lộc; vẫy cả hai tay tượng trưng cho sự bảo vệ, nguyện cầu cửa hàng và ngôi nhà thêm bình an. Người Nhật cũng cho rằng, mèo Thần Tài đưa tay lên càng cao thì khách hàng, tiền tài và may mắn sẽ càng nhiều.n Mèo Thần Tài Maneki Neko được xem là linh vật phong thuỷ đem lại may mắn, tài lộc cho người dân Nhật Bản. NGUỒN: EVA.VN.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==