Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

XUÂN GIÁP THÌN 2024 74 TRI THỨC & CUỘC SỐNG Từ đó, ngôi chùa được xây dựng dựa theo dáng rồng của vùng đất. Mỗi công trình lại ứng với bộ phận của con rồng trong truyền thuyết. Ba lớp chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tạo thành đầu rồng. Cái đình nhỏ giữa hồ Long Chiểu là viên ngọc mà rồng ngậm trong miệng. Hai bên chùa Hạ có cầu Nhật Tiêu Kiều và Nguyệt Tiêu Kiều, do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17 là cặp mí mắt rồng. Hai giếng nước đối diện với hồ Long Chiểu qua hai cây cầu chính là cặp mắt của rồng... Lũng Cú (Hà Giang): Nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Lũng Cú là địa điểm thu hút rất nhiều du khách ghé thăm vì đây là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi có cột cờ Lũng Cú nổi tiếng. Phía sau tên gọi địa danh Lũng Cú là truyền thuyết về rồng mà không phải ai cũng biết. Theo đó, khi xưa, Đồng Văn là vùng đá tai mèo khô cằn, hoang vu, mùa đông lạnh giá, mùa hạ nóng nực. Nhiều bộ tộc đến đây định cư cũng phải bỏ đi. Ngày nọ, một con rồng bay xuống ngọn núi cao nhất của khu vực. Rồng say sưa ngắm cảnh núi non và rất hài lòng về điểm ngụ cư. Song có điều làm rồng động lòng trắc ẩn, đó là nơi đây không có nguồn nước cho con người và các loài vật sinh tồn. Vì vậy, trước khi về trời, rồng đã để lại đôi mắt như một nguồn nước cho cuộc sống sinh sôi nảy nở. Ngọn núi trong câu chuyện cổ tích năm xưa được người đời gọi là núi rồng, nơi cột cờ Lũng Cú tọa lạc ngày nay. Đôi mắt của rồng để lại chính là hai hồ bán nguyệt nằm đối xứng nhau qua ngọn núi, mà đến giờ vẫn còn trong xanh... Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam Là con vật huyền thoại, nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho Địa danh gắn với truyền thuyết về rồng ở Việt Nam Đền Thượng hay đền thờ An Dương Vương: Nằm ở trung tâm thành Cổ Loa (Hà Nội), đền Thượng hay đền thờ An Dương Vương gắn với truyền thuyết về loài rồng được lưu truyền hàng nghìn năm qua. Theo truyền thuyết này, sau khi lên ngôi, vua An Dương Vương tìm thấy vùng đất lý tưởng để định đô. Khi đoàn thuyền của vua đến, nơi đây xảy ra cảnh tượng lạ kỳ: Chín con rồng quần nhau để giành hòn ngọc lớn. Khi cuộc chiến kết thúc, chỉ còn một con trụ vững. Vua An Dương Vương dùng bảo kiếm của mình chọc thủng mắt rồng để chế ngự bản tính hung dữ của nó. Sau đó, vua cho dựng chính điện trên đầu rồng, nơi đền An Dương Vương được xây dựng sau này. Ngày nay, khuôn viên đền còn hai hố tròn, chính là hai mắt của con rồng thuở nào. Hố không có nước là mắt rồng bị chột, còn hố có nước là mắt Rồng còn lành... Chùa Thầy (Hà Nội): Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Không gian kiến trúc - cảnh quan của ngôi chùa này gắn liền truyền thuyết phong thủy được lưu truyền trong sử sách. Tương truyền, khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến vùng đất này và lập ra chùa Thầy, dưới chân núi Sài Sơn đã có hồ nước. Phía trước hồ có đồi đất lớn, chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ. Hình tượng rồng trên sập đá cổ ở đền thờ vua Đinh. Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn. Rồng đá điện Kính Thiên.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==