Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

73 TRI THỨC & CUỘC SỐNG XUÂN GIÁP THÌN 2024 theo người xưa mô tả đó, chúng ta thấy rằng loài giao long sách xưa chép đó chính là cá sấu lớn đời xưa, có rất nhiều ở sông Dương Tử. Theo L. Aurousseau, giống cá sấu lớn ấy mình dài đến 5, 6 m, tiếng Pháp gọi alligator. [...] Người Hán tộc xưa gọi là alligator là giao long. Người mình gọi con crocodile là thuồng luồng mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là giao long...”. Các Bảo vật quốc gia nổi tiếng có hình tượng rồng Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Việc công nhận danh hiệu Bảo vật quốc gia phải do Thủ tướng quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia. Một số Bảo vật Quốc gia có hình tượng rồng tiêu biểu của Việt Nam gồm: Cột đá chùa Dạm (chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”, được xem là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay. Cửu Đỉnh nhà Nguyễn (Hoàng thành Huế) được đúc thời vua Minh Mạng, là bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Trong đó, hình tượng rồng có vị trí trang trọng, nổi bật trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh được đặt ở vị trí trung tâm, ứng với khám thờ vua Gia Long trong Thế Miếu. Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn (điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế) được chạm khắc hình rồng tinh xảo, là biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn. Hiện vật này được truyền qua 13 đời vua và vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến nay. Sập đá cổ ở đền thờ vua Đinh (Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình) có từ thế kỷ 17. Nó được đánh giá là sập đá cổ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Sập có hai tay vịn hình rồng, bề mặt được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng, tượng trưng cho uy quyền của Đinh Tiên Hoàng Đế. Cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội) được tạo tác vào thời Hậu Lê. Đây là dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện Kính Thiên, nơi các vị vua Việt xưa thiết triều, đưa ra quyết sách cho dân tộc. trong lễ khai trương trang trọng của doanh nghiệp... Khắp cả ba miền đất nước đều có những công trình, địa danh gắn với rồng, như: Hoàng thành Thăng Long, vịnh Hạ Long, đảo Bạch Long Vĩ, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, cầu Hàm Rồng, tỉnh Vĩnh Long, thành phố Long Xuyên, sông Cửu Long... Con giao long trong truyền thuyết Việt Nam Nhiều câu chuyện dân gian của người Việt nhắc đến một loài thủy quái to lớn, bí ẩn, được gọi là giao long hoặc thuồng luồng. Theo miêu tả của người xưa, giao long sống ở các vùng nước lớn, có đầu hình rồng, mình giống rắn với đủ tứ chi, có sức mạnh siêu nhiên. Người Việt cổ thờ loài vật này như một biểu tượng sức mạnh, đồng thời để chúng sống hòa thuận với con người. Trong nhiều truyền thuyết, giao long là thế lực tà ác hại người. Nhưng cũng có truyện kể giao long chỉ trừng phạt kẻ ác, giúp người lương thiện vượt qua tai ương, có cuộc sống tốt đẹp (ví dụ trong truyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bể). Có nhiều ý kiến khác nhau về chân tướng của loài giao long. Đáng chú ý là quan điểm của nhà sử học Đào Duy Anh (1904 - 1988). Cuốn “Lịch sử Cổ đại Việt Nam” được xuất bản năm 2005, dẫn lại nhận định của nhà sử học kỳ cựu: Giao long chính là cá sấu. Xin trích dẫn nguyên văn: “Cứ những sự tình gặp giao long ở sông Dương Tử sách xưa chép đó và cứ hình trạng con giao long Cột đá chùa Dạm. Hình tượng rồng trên Cao đỉnh.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==