Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

XUÂN GIÁP THÌN 2024 72 TRI THỨC & CUỘC SỐNG mạnh và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam. Thời nhà Lý, kinh đô mới của Đại Việt được đặt tên là Thăng Long, nghĩa là “Rồng bay lên”, nêu bật tư thế vươn lên của dân tộc. Khí thế rồng ấy vẫn đồng hành cùng đất nước cho đến hôm nay. Thời Hậu Lê, quan niệm Tứ linh (bốn con vật thiêng) xuất hiện, trong đó Long (rồng) là linh vật đứng đầu, tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Ba vật thiêng kia là Lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), Quy (tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và Phượng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại). Các triều đại phong kiến Việt đã đưa múa rồng trở thành loại hình múa nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong các lễ trọng của cung đình. Trong đời sống dân gian, rồng được thể hiện rất phong phú: Múa rồng trên sân đình vào các dịp hội hè, lễ Tết; trò chơi Rồng rắn lên mây của trẻ con; Rồng trong tranh dân gian Đông Hồ, trên giấy điệp... Ngày nay, bước vào thời đại công nghiệp, kỹ thuật số, người Việt không quên kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Hình tượng con rồng Việt vẫn được ngưỡng mộ đưa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình tượng rồng được trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, điêu khắc, chạm trổ. Rồng được thêu trên áo dài của các nhân vật nổi tiếng. Múa rồng chào mừng các sự kiện trọng đại của quốc gia và cả KỂ TỪ THỜI SƠ SỬ ĐẾN NAY, HÌNH TƯỢNG RỒNG LUÔN GẮN BÓ, HIỆN DIỆN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA PHẨM CHẤT CAO ĐẸP VÀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ. QUỐC LÊ Rồng trong quan niệm dân gian của người Việt Mỗi người dân Việt Nam, từ thuở ấu thơ, đều được học bài về truyền thống dòng giống Rồng Tiên với huyền sử Lạc Long Quân - Âu Cơ. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm, con trai Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh ra trăm trứng), là tổ của Bách Việt. Vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên”... Từ đó trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các thế hệ người Việt truyền tụng rằng, tổ tiên của chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp, tính nhân văn, tinh thần cao thượng, sức Rồng trang trí trên lá đề có niên đại từ thời Lý, năm 1057, được tìm thấy tại chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==