Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

59 TRI THỨC & CUỘC SỐNG XUÂN GIÁP THÌN 2024 Phó giáo sư Việt nghiên cứu mới về COVID-19 TS Đỗ Thanh Nhỏ tạo thành công cánh tay Robot mềm Chuyên gia được Hiệp hội Hoá học Hoàng gia Anh vinh danh Năm 2023, nghiên cứu của UF Health, mạng lưới y tế liên kết với Đại học Florida (Mỹ), cho thấy đặc điểm di truyền ở một số bệnh nhân giúp họ kháng COVID-19 tốt hơn. Nghiên cứu do PGS Nguyễn Quốc Cường dẫn đầu tìm hiểu về khả năng mẫn cảm với COVID-19 dựa trên những khác biệt về di truyền, giúp mở ra khả năng phát triển những vắc xin riêng để tăng cường miễn dịch ở những nhóm người khác nhau. Theo PGS Nguyễn Quốc Cường, nhóm nhà nghiên cứu của ông muốn tìm hiểu vì sao triệu chứng lâm sàng của COVID-19 lại khác nhau ở các bệnh nhân. Bởi lẽ, một số người có triệu chứng nặng trong khi số người ít hoặc thậm chí không có triệu chứng. Từ đó, nhóm nghiên cứu do nhà khoa học gốc Việt dẫn đầu muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ miễn dịch, xem liệu có một số người được bảo vệ tự nhiên tốt hơn người khác hay không. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những người có kiểu gen khác nhau sẽ có tính mẫn cảm với COVID-19 khác nhau. Với kết quả này, mục tiêu của PGS Nguyễn Quốc Cường và các đồng nghiệp là thiết kế một loại vắc xin mà hệ thống miễn dịch công nhận có tác dụng bảo vệ dựa trên alen kháng nguyên bạch cầu người (HLA). PGS Cường hiện làm việc tại Đại học Florida, Mỹ. Thời gian qua, ông tiến hành hàng loạt nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu về cơ chế phát sinh bệnh của hội chứng Sjogren, tức hội chứng rối loạn tự miễn dịch do rối loạn chức năng của các tuyến ngoại tiết trên cơ thể. Theo công bố trên Advanced Science tháng 3/2023, nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Robot y tế, Đại học New South Wales, Australia, do TS Đỗ Thanh Nhỏ, Nghiên cứu sinh Mai Thành Thái dẫn đầu và các cộng sự, đã thành công trong việc tạo cánh tay robot mềm có thể in 3D sinh học trực tiếp bên trong cơ thể (F3DB). Nhóm nghiên cứu đã nộp bằng phát minh sáng chế cho công nghệ này. Thiết bị F3DB được nhóm của TS Đỗ Thanh Nhỏ chế tạo với đầu in 3 trục có thể uốn cong. Phần cuối cánh tay có đầu xoay in 3D để "in" vật liệu sinh học thông qua đầu vòi nhỏ. Hệ thống tạo ra chuyển động bằng cách sử dụng dòng chảy thủy lực được điều khiển từ bên ngoài. Nhờ kích thước nhỏ, F3DB có thể luồn vào cơ thể người giống thiết bị nội soi qua miệng, trực tràng và trực tiếp in 3D lên bề mặt nội tạng và mô. Điều này có nghĩa máy sẽ tạo ra các cấu trúc có tích hợp tế bào sống với hình dạng khác nhau (giống mô) để cấy ghép bên trong cơ thể. Chúng có khả năng kết hợp tự nhiên với cơ thể con người, sử dụng để tái tạo mô bị tổn thương của những bộ phận bên trong cơ thể như ruột, dạ dày, gan, thận, tim, phổi, thậm chí mạch máu. Tháng 8/2023, GS Nguyễn Thị Kim Thanh - công tác tại Đại học University College London - UCL (Vương quốc Anh) - được trao giải thưởng danh giá Thomas Graham 2023 của Liên hiệp SCI/RSC, gồm Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất và Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh. Thomas Graham là một trong ba giải thưởng cao quý của Liên hiệp SCI/ RSC, nhằm ghi nhận và tôn vinh các nhà nghiên cứu xuất sắc đương thời trong lĩnh vực hóa keo ở từng giai đoạn sự nghiệp. Trong đó, Giải thưởng Thomas Graham dành cho những người đang ở đoạn giữa sự nghiệp. Trước đó, tháng 2/2023, GS Nguyễn Thị Kim Thanh là một trong 12 người được trao giải thưởng "Phụ nữ xuất sắc trong lĩnh vực hoá học, kỹ thuật hoá học năm 2023". Bà dẫn đầu nhóm nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh. Hướng nghiên cứu chính của nữ giáo sư là tổng hợp hóa học, vật liệu nano từ tính và plasmonic cho các ứng dụng y sinh. Những nghiên cứu này có thể mang lại lợi ích trực tiếp trong nâng cao tuổi thọ của bệnh nhân ung thư. Năm 2022, GS Nguyễn Thị Kim Thanh được vinh danh trong bảng xếp hạng “Những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới” - gồm 2% nhà khoa học trên thế giới có những công trình nghiên cứu chuyên ngành có ảnh hưởng lớn, được các tác giả khác trích dẫn nhiều nhất - cho cả hạng mục sự nghiệp và theo năm.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==