XUÂN GIÁP THÌN 2024 58 TRI THỨC & CUỘC SỐNG TRONG NĂM 2023, MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC GỐC VIỆT NỔI DANH THẾ GIỚI KHI CÓ NGHIÊN CỨU NỔI BẬT, ĐOẠT GIẢI THƯỞNG DANH GIÁ... ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA HỌ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC, Y TẾ, GIÁO DỤC... ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ CAO. TÂM ANH Tháng 2/2023, GS Nguyễn Thục Quyên - nhà khoa học gốc Việt đang giảng dạy tại Khoa Hóa và Hóa sinh thuộc Đại học California, Santa Barbara (UCSB), trở thành viện sĩ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ. Bà là một trong 124 thành viên (bao gồm 106 nhà khoa học người Mỹ và 18 nhà khoa học quốc tế) được Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ kết nạp lần này. GS Nguyễn Thục Quyên có những đóng góp đi đầu trong vai trò lãnh đạo cộng đồng khoa học, giáo dục và nghiên cứu về thiết bị điện tử hữu cơ như quang điện, pin mặt trời hữu cơ và các ứng dụng phân tử hữu cơ, tiết kiệm năng lượng. Thời gian qua, GS Nguyễn Thục Quyên được cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhờ những đóng góp xuất sắc trong hướng nghiên cứu khoa học vật liệu và các ứng dụng trong y sinh. Hướng nghiên cứu của bà xoay quanh tính chất điện tử của polyelectrolytes liên hợp, giao diện trong thiết bị quang điện tử, việc tạo và vận chuyển điện tích trong chất bán dẫn hữu cơ, vật liệu mới cho các ứng dụng pin mặt trời hữu cơ, tự lắp ráp phân tử, xử lý vật liệu, đặc tính kích thước nano của pin mặt trời hữu cơ và vật lý thiết bị. Liên tiếp tin vui đến với giới khoa học Việt Nam năm qua khi GS Nguyễn Thục Quyên trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, PGS Nguyễn Quốc Cường gây chú ý với nghiên cứu mới về COVID-19, GS Nguyễn Thị Kim Thanh được Hiệp hội Hoá học Hoàng gia Anh vinh danh, TS Đỗ Thanh Nhỏ tạo thành công cánh tay Robot mềm... Nhà nghiên cứu Suong Nguyen nhận học bổng khoa học danh giá Tháng 5/2023, Suong Nguyen - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ người Việt tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) - trở thành một trong 32 nhà khoa học xuất sắc trên toàn thế giới nhận Học bổng Nghiên cứu sinh Khoa học Schmidt của cựu Tổng giám đốc Google là Eric Schmidt. Người giành học bổng Nghiên cứu sinh Khoa học Schmidt nhận được khoản trợ cấp 100.000 USD/ năm trong tối đa 2 năm nghiên cứu sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm hàng đầu ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nhận học bổng này, nhà khoa học gốc Việt sẽ chuyển sang nghiên cứu vật liệu nano. Suong Nguyen hy vọng phát triển chiến lược mới để đạt được mức độ kiểm soát cao đối với cấu trúc và tính chất của vật liệu nano, đồng thời khám phá tiềm năng sử dụng của chúng trong ứng dụng trị liệu. Cô hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong một phòng thí nghiệm thuộc Khoa Hóa học, MIT. Cô tốt nghiệp cử nhân Hóa học tại Đại học Mississippi (Mỹ) năm 2017. Đến năm 2022, Suong Nguyen lấy bằng tiến sĩ về Hóa hữu cơ tại Đại học Princeton (Mỹ). Tại ngôi trường này, cô phát triển các phương pháp xúc tác, điều khiển bằng ánh sáng để tổng hợp hữu cơ, ổn định sinh khối, tái chế rác thải nhựa và chức năng hóa của vật liệu cảm biến lượng tử. Nữ giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ NHÀ KHOA HỌC GỐC VIỆT NỔI TIẾNG THẾ GIỚI NĂM 2023
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==