Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

XUÂN GIÁP THÌN 2024 42 TRI THỨC & CUỘC SỐNG năm xảy ra dịch bại liệt lớn ở nước ta, những em bé mới bị đến châm cứu ngay thì khỏi 90%, đến sau một tháng còn 10%, đợi một năm mới khám còn vài ba phần trăm. Đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người bệnh và có khi thay đổi cả một số phận, đó là hạnh phúc lớn nhất của người thầy thuốc. Đột phá đưa y học hạt nhân trong điều trị ung thư Một cái tên chú ý khác trong danh sách vinh danh là GS.TS Lê Ngọc Hà (sinh năm 1964), Chủ nhiệm Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trò chuyện với Tri thức và Cuộc sống, GS.TS Lê Ngọc Hà cho hay, ông học Học viện Quân y, khóa đào tạo bác sĩ từ năm 1982. Năm 2008, ông được cử về Bệnh viện 108 làm việc trong lĩnh vực nội khoa. Sau khi học chuyên khoa, ông nhận học bổng thực tập sinh tại Pháp của Tổ chức giáo dục và đào tạo dành cho các nước sử dụng tiếng Pháp. Những năm sau đó, ông phát hiện y học hạt nhân là lĩnh vực thú vị liên quan nhiều đến nội khoa, có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Được trao đổi khoa học thông qua các dự án hợp tác quốc tế và đào tạo Y học hạt nhân ở Mỹ dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông tiếp tục học tập, phát triển nghề nghiệp theo hướng ứng dụng Y GS.TS LÊ NGỌC HÀ, GS.TS.BS HOÀNG BẢO CHÂU LÀ HAI TRONG SỐ 106 NHÀ KHOA HỌC ĐƯỢC VINH DANH TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU, VÌ CÓ ĐÓNG GÓP TO LỚN CHO NỀN Y HỌC NƯỚC NHÀ. MAI LOAN NHỮNG TRÍ THỨC CỐNG HIẾN mất những điều đó sẽ rất đáng tiếc. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là đường lối đúng đắn. Mỗi lĩnh vực có điểm mạnh, yếu riêng, nếu có sự kết hợp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả. Để làm được việc này, theo GS Hoàng Bảo Châu, phải có đội ngũ thầy thuốc hiểu rõ Đông - Tây y. Với mong muốn các lương y có thể đọc y văn cổ, GS Hoàng Bảo Châu viết sách Y học cổ truyền bằng ngôn ngữ hiện đại, gồm: Lý luận cơ bản y học cổ truyền (1995-1996), Phương thuốc cổ truyền (1995, 1997), Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng (1999), Kim quỹ bệnh học (2012), Nội dung cơ bản của Nội Kinh (2016). “Viết mỗi cuốn sách cũng phải vài năm. Một số lương y đọc sách cũ có thể không hiểu, nhưng viết theo kiểu mới sẽ hiểu ngay”, ông Châu nói. GS Hoàng Bảo Châu chia sẻ, hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông là được phục vụ bệnh nhân. Ông rất nhớ kỷ niệm về những 106 trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu được lựa chọn vinh danh bởi có thành tích, công lao đóng góp xuất sắc trong hoạt động KH&CN và công tác vận động trí thức. Trong đó, GS.TS.BS Hoàng Bảo Châu là người cao tuổi nhất. Trọn đời dành cho y học GS.TS.BS Hoàng Bảo Châu sinh năm 1929, nguyên Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, được xem là cây đại thụ của nền y học cổ truyền. Cả đời gắn liền sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ông am hiểu các bài thuốc thảo dược chữa bệnh với kiến thức chuyên khoa Y học cổ truyền cấp độ chuyên gia. Suốt một đời, ông theo đuổi, tìm tòi để kết hợp thành tựu của y học cổ truyền với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, nhằm cứu chữa người bệnh. GS Hoàng Bảo Châu chia sẻ, trước khi có Tây y, cả nghìn năm trước, người dân ta vẫn dựa vào cây cỏ, kinh nghiệm quý báu của cha ông để chữa bệnh. Bỏ GS.TS.BS Hoàng Bảo Châu

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==