Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

17 TRI THỨC & CUỘC SỐNG XUÂN GIÁP THÌN 2024 kiến tạo phát triển văn hóa, xây dựng con người, tăng cường hiệu quả của các hệ thống thiết chế văn hóa; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa, xây dựng con người cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, đặc biệt là năng lực xây dựng thể chế, chính sách, chương trình và kế hoạch dài hạn, khắc phục tình trạng sa đà vào sự vụ, thiếu tính chiến lược; từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ văn hóa thông qua quá trình tiêu chuẩn hóa, tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng các luật, cơ chế chính sách về giải phóng sức sáng tạo của văn nghệ sĩ, các lực lượng xã hội; đổi mới tư duy quản lý văn hóa dựa trên tư tưởng về quyền văn hóa và tinh thần xây dựng hệ thống hành chính công hiện đại; từng bước xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm của các tổ chức văn hóa nghệ thuật khi sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hóa. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa mới theo hướng tăng cường tính hiệu quả, không phát triển thiết chế theo một mô hình thống nhất mà phải phù hợp với đặc điểm vùng miền, đến nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Chúng ta phải tập trung nguồn lực từ Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người; kiên trì quan điểm coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững đất nước; xây dựng cơ chế lựa chọn, sử dụng cán bộ văn hóa, văn nghệ. Một khía cạnh khác là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng văn hóa Việt Nam, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của đất nước; phát huy tài năng, tâm huyết của lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật của đất nước… Đổi mới giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội l Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi đổi mới giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội hiện nay, chuyên gia đánh giá sao về ý kiến này? - PGS.TS Lâm Bá Nam - nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa hoc Xã hôi & Nhân văn (Đai hoc Quốc gia Hà Nội): 2024 là năm quan trọng, có tính chất nước rút với đổi mới giáo dục phổ thông, khi các lớp cuối cùng bước vào triển khai và chuẩn bị đánh giá cả chu trình đổi mới. Đây là năm chương trình mới trong hệ thống giáo dục phổ thông đang vận hành, hy vọng được xem xét một cách cẩn trọng. Việc đưa chương trình vào hệ thống giáo dục và vận hành cần có theo dõi, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh nếu không phù hợp. Xã hội rất quan tâm vấn đề này. Hiện nay, ý kiến về chương trình mới vẫn còn nhiều vấn đề như quá tải với học sinh, phụ huynh lo lắng giáo dục chạy theo thành tích, tình trạng dạy thêm, học thêm. Triết lý giáo dục là đào tạo con người làm chủ tương lai, phải kích thích lao động sáng tạo của người học. Chúng ta đang có quá trình hội nhập của thời cách mạng công nghiệp lần thứ tư, người học có thể tự tìm kiếm thông tin, vấn đề là kích thích sự sáng tạo. Nếu vẫn học theo kiểu nhồi nhét kiến thức để giải quyết khâu đi thi, thành tích sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo của người học và cản trở đích đến là đào tạo lao động sáng tạo trong tương lai. Chúng ta mong muốn đổi mới nhưng lối mòn vẫn định sẵn, trở thành sức ì lớn. Bài toán này cần lời giải đáp để chất lượng đào tạo đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội. Yêu cầu hội nhập đòi hỏi thầy cô giáo phải đổi mới để hội nhập. PGS.TS Lâm Bá Nam

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==