Đặc san Tri thức và Cuộc sống Xuân Giáp Thìn 2024

11 TRI THỨC & CUỘC SỐNG XUÂN GIÁP THÌN 2024 tháng 6/2023 nhân chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk Yeol tới Việt Nam, 111 biên bản ghi nhớ đã được ký kết, gồm các lĩnh vực thương mại, khoa học, công nghệ. Một trong những thành tựu nổi bật là thiết lập nền tảng hợp tác hướng tới tương lai giữa các công ty và tổ chức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, xe điện, công nghiệp công nghệ cao và năng lượng. Nhìn nhận một cách thực tế và khách quan sẽ thấy, những hợp tác trên tác động rất lớn đến nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao tương lai không xa. Trong bối cảnh địa chính trị trên thế giới phức tạp, Việt Nam tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực công nghệ. Tập đoàn Samsung đầu tư 19 tỷ USD, gồm 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Apple và nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới khác như Google, Dell, Amazon cũng đang thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Đây sẽ là những cơ sở để phát triển ngành công nghệ bán dẫn trong nước. l Chúng ta phải chuẩn bị như thế nào, đặc biệt liên quan KH&CN, để nắm bắt thời cơ hợp tác, hiện thực hóa “khát vọng hoá rồng” trong khu vực, cũng như trên trường quốc tế, thưa ông? - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Con người luôn là nhân tố quyết định. Chúng ta cần có sự chuẩn bị dài hơi về chính sách, đào tạo nguồn nhân lực... Trong đó, vai trò của đội ngũ tri thức KH&CN nước nhà nói chung, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam nói riêng, rất quan trọng, mang tính tiên phong. Năm 2023, các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp công tác với Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021 - 2030; Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội giai đoạn 2021 - 2026; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội giai đoạn 2021 - 2026, huy động sự tham gia của các hội thành viên và tổ chức KH&CN trực thuộc. Các hoạt động khác như củng cố bộ máy nhân sự, chấn chỉnh hoạt động, rà soát cơ cấu tổ chức, hoàn thiện quy trình kiện toàn bộ máy của nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc… cũng được thực hiện. Tháng 10/2023, hội nghị lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và trực tiếp tham gia chủ trì của lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến về những vấn đề mà đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam quan tâm để tổng hợp, gửi báo cáo tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước kỳ họp của Quốc hội. Chúng tôi cũng góp ý vào các văn bản liên quan KH&CN do Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị, phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam - Industrie 4.0 Awards (viết tắt I 4.0 awards) trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số và Tự động hóa thúc đẩy phát triển kinh tế số”… Liên hiệp Hội Việt Nam cũng duy trì và tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với đối tác quốc tế, nhất là tổ chức uy tín, để triển khai đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, huy động thêm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu hết tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam có đội ngũ cán bộ quản lý là các nhà khoa học, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cũng như ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ. Bên cạnh nhân tố con người, một việc quan trọng khác là tập trung hợp tác đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm thiết kế, phát triển sản phẩm chip bán dẫn và công nghệ trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu lớn, tính toán hiệu năng cao và các chương trình đào tạo kỹ sư bán dẫn tại Việt Nam. “Khát vọng hóa rồng” đòi hỏi sự quyết tâm và những nỗ lực mới trong khoảng 2 thập kỷ tới, trong đó vai trò của KH&CN rất quan trọng, được đánh giá là hạt nhân để “rồng” cất cánh. Kinh tế số, kinh tế sáng tạo, chia sẻ là xu thế phát triển tất yếu. Nền kinh tế dựa vào tài nguyên và nhân công giá rẻ sẽ không còn là lợi thế. Đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì thế, trong năm 2024, Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định triển khai Diễn đàn khoa học của trí thức, sau khi tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/4/2014. Mục đích không gì khác là hướng tới thúc đẩy phát triển KH&CN trong nước, đưa kinh tế nói riêng và Việt Nam nói chung tận dụng tốt cơ hội hợp tác quốc tế để “Thành công, thành công, đại thành công”. l Xin trân trọng cảm ơn TSKH Phan Xuân Dũng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==