Khoa học và Đời sống số 38/2022

89 Số 38 (4248) Thứ Năm (22/9/2022) Hành trình Nam tiến đầy khí phách ột năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1976), Ban thường trú tại TPHCM của Báo KH&ĐS (nay là ấn phẩm in của Báo Tri thức và Cuộc sống) được thành lập, đánh dấu hành trình Nam tiến đầy khí phách của tờ báo hàng đầu về khoa học. HỮU THÔNG Nhà báo Hoàng Gia Lộc - nguyên Trưởng ban Thường trú Báo KH&ĐS tại TPHCM cho biết, sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, gi i phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Ban biên tập Báo KH&ĐS đã xin thành lập Ban thường trú. Hơn một năm sau Ban Thường trú Báo KH&ĐS tại TPHCM ra đời, nhà báo Lê Ban là người đầu tiên được Tổng Biên tập cử vào TPHCM nhận nhiệm vụ Trưởng ban Thường trú tại TPHCM. Quá khứ vàng son và hy vọng tương lai sáng lạn Năm 1980, nhà báo Hoàng Lộc vào làm thay nhà báo Lê Ban. Lúc bấy giờ Ban Thường trú có văn phòng rất đẹp, tọa lạc tại 171 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM (đối diện Nhà hát Thành phố). Nhà báo Hoàng Lộc nhớ lại: “Thời đi m đó, tờ Kiến thức Ngày nay có số lượng phát hành rất lớn ph i trên 10 vạn, có lúc đến 20 vạn, vì họ đáp ứng được thị hiếu của người dân nên ai ai cũng đọc. Thấy thế, tôi tự hỏi tại sao mình không ra phụ san, mà tờ báo của mình cũng hay chứ? Rồi tôi quyết định đề xuất với Tòa soạn, trao đổi cụ th với Tổng Biên tập Đường Hồng Dật và tập th cán bộ, công nhân viên của Báo. Lúc đầu Tổng Biên tập đề nghị đ Tòa soạn làm, in ấn tại Hà Nội rồi phát hành vào Nam. Nhưng sau do Ban Thường trú có nhiều thuận lợi về địa bàn, thị trường… nên tập th quyết định đ Ban Thường trú in ấn, phát hành phụ san KH&ĐS tại TPHCM. Ngày đó, Ban Thường trú chỉ có 4 anh chị em gồm: tôi, chị Nga, anh Xuân, chị Liên, nhưng khi làm tờ phụ san KH&ĐS rất trơn tru, mặc dù có nhiều chuyên mục, nội dung phong phú với số lượng c trăm trang đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho bạn đọc”. “Dù ra sau tờ Kiến thức Ngày nay, nhưng vì danh tiếng của Báo KH&ĐS nên số đầu tiên của tờ phụ san đã lên 4.000 tờ, sau lên 7.000, rồi 10.000 tờ. Số đầu tiên ra 1 quý/số, đến quý thứ 2 là ra mỗi tháng 1 số và phát hành c trong Nam ngoài Bắc. Từ đó, đời sống anh, em được c i thiện (lương tăng gần gấp đôi), ai cũng hăng hái làm việc. Đến năm 1996, tôi về hưu thì Tòa soạn giao chị Chu Thị Việt Nga làm Trưởng ban Thường trú, sau đó đến anh Vũ Mai Nam…”, nhà báo Hoàng Gia Lộc chia sẻ. Cũng theo nhà báo Hoàng Gia Lộc, trong tình hình hiện nay, th loại báo giấy gặp nhiều khó khăn, nhưng Văn phòng Đại diện tại TPHCM - Báo Tri thức và Cuộc sống vẫn duy trì tổ chức gặp mặt hàng năm cho cán bộ hưu trí, đấy là điều rất đáng trân trọng. Mặc dù, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tờ phụ san KH&ĐS không còn, báo giấy cũng không phát hành được vào TPHCM là một điều thật đáng tiếc vì đây là một thị trường lớn. Hy vọng trong tương lai không xa báo in KH&ĐS, một ấn phẩm của Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ lại tiếp tục hành trình Nam tiến với diện mạo mới và tư thế mới. Nên mở rộng kênh phát hành, đối tượng ở nông thôn Đánh giá về hoạt động của Cơ quan thường trú Báo KH&ĐS tại TPHCM (nay là Văn phòng Đại diện tại TPHCM - Báo Tri thức và Cuộc sống), TS Đặng Mạnh Trung, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TPHCM cho biết, đ có được tình c m, niềm tin của bạn đọc, nhiều năm qua lãnh đạo và phóng viên của Báo nói chung và Văn phòng Đại diện tại TPHCM nói riêng luôn giữ đúng tôn chỉ, mục đích của Báo, tuân thủ quy định pháp luật báo chí, nêu cao tinh thần trách nhiệm với bạn đọc, luôn tôn trọng và quan tâm lắng nghe góp ý và tìm hi u nhu cầu của họ. Báo có chuyên trang dành cho bạn đọc (trang 18) đ đăng t i những ý kiến, ph n hồi. Vì vậy, những năm gần đây, Báo đã c i tiến nâng dần chất lượng đ đáp ứng nhu cầu và mong mỏi chính đáng của độc gi . Điều đáng trân trọng là thông qua ph n ánh của bạn đọc và những thông tin từ cơ sở, Văn phòng Đại diện tại TPHCM - Báo Tri thức và Cuộc sống đã thực hiện các chương trình xã hội - từ thiện theo phương thức xã hội hóa, là chiếc cầu gắn kết các doanh nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh, các chuyên gia y tế và các nhà h o tâm phối hợp với chính quyền địa phương đ tổ chức nhiều chương trình thiết thực, có ích cho xã hội như làm cầu bê tông tặng các địa phương khó khăn, vùng sâu ở miền Tây, tặng quà cho người cao tuổi, gia đình chính sách, người nghèo, tặng xe đạp, tập vở, học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện Trường Sa, trao tặng vật tư y tế cho các bệnh viện dã chiến tại TPHCM trong đại dịch COVID-19, hỗ trợ các hộ nghèo mùa COVID-19… Báo xây dựng 14 chuyên mục nhưng trình bày trong 24 trang nên nhiều chuyên mục chỉ xếp gọn trong 1-2 trang. Một số chuyên mục hay, thiết thực trong cuộc sống bạn đọc nhưng với dung lượng hạn chế, sẽ không thỏa mãn được nhu cầu thông tin (chuyên mục đời sống, dinh dưỡng, Đông y, sống vui, sống khỏe). Vì vậy, Ban B iên tập nên nghiên cứu, nâng số lượng trang nhiều hơn hoặc có th cơ cấu lại số trang của các chuyên mục cho hợp lý. Bên cạnh đó, thông tin trên báo khá phong phú, thiết thực, nhiều nội dung rất cần cho bạn đọc, nhất là dân cư vùng nông thôn, nơi xa các cơ sở khám chữa bệnh, th dục, th thao.... đ họ b o vệ sức khỏe nâng cao, chất lượng cuộc sống. Vì vậy, Báo nên nghiên cứu nhu cầu đọc của đối tượng này, có chiến lược qu ng bá rộng rãi, mở rộng đối tượng phát hành. Báo cũng nên quan tâm xây dựng thêm các trang qu ng cáo đ tăng nguồn thu và hạ giá phát hành như nhiều báo bạn đã làm".n TS Đặng Mạnh Trung, đại diện Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TPHCM phối hợp cùng Báo Tri thức và Cuộc sống trong chương trình đồng hành cùng đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bình Dương. Nhà báo Hoàng Gia Lộc (thứ 2 từ phải qua), người khai sinh Tờ phụ san Khoa học và Đời sống. Tờ phụ san Khoa học và Đời sống do Ban thường trú Báo Khoa học và Đời sống tại TPHCM phát hành.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==