Khoa học và Đời sống số 38/2022

69 Số 38 (4248) Thứ Năm (22/9/2022) Một số chuyên gia, nhà khoa học trở thành niềm tự hào của Việt Nam khi được cộng đồng quốc tế vinh danh, ca ngợi bởi những sáng chế tuyệt vời, đóng góp to lớn cho cộng đồng. TÂM ANH Nhữngphátminhrạngdanh người Việt trên toàn cầu Tiến sĩ gốc Việt - Hùng Nguyễn và sáng chế xe lăn thông minh GS.TS Hùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Tấn Hùng, rời Việt Nam vào năm 1971 khi nhận học bổng ngành kỹ sư điện ở Australia, lấy bằng thạc sĩ năm 1977 và định cư ở nước này vào năm 1979. Đến năm 1980, ông nhận bằng tiến sĩ rồi đ m nhiệm cương vị Phó Giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS) từ năm 1989 - 2001. Năm 2001, ông trở thành Giáo sư và sau đó là Trưởng khoa Kỹ thuật và Công nghệ thông tin của UTS. Trong nhiều năm công tác, ông gây chú ý khi có những phát minh y tế hữu ích với các bệnh nhân. Trong số này, nổi bật nhất là sáng kiến Aviator (công nghệ “xe lăn thông minh”). Ông và các cộng sự tại UTS đã mất kho ng 10 năm đ nghiên cứu Aviator. Theo chia sẻ của TS Hùng Nguyễn, con trai ông là Jordan Nguyễn từng bị chấn thương nặng khi lao xuống hồ bơi năm 2005. Vụ tai nạn này khiến Jordan suýt bị liệt. Hai cha con cùng thực hiện công trình này và dùng nó làm đề tài nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ. Mặc dù hai cha con ông không tạo ra những chiếc xe lăn nhưng TS Hùng Nguyễn cùng con trai Jordan Nguyễn và các cộng sự đã tạo ra những thiết bị điều khi n đi kèm chúng dựa trên điều khi n của bộ não. Thiết bị này được thiết kế có chức năng như một robot có th tự di chuy n và né tránh các vật th mà chúng nhìn thấy được qua camera lắp đặt sẵn trên xe. Vì vậy, chiếc xe lăn có th di chuy n theo mệnh lệnh từ cái lắc đầu, ánh mắt, thậm chí là suy nghĩ của chủ nhân. TS Hùng Nguyễn tin tưởng chiếc xe lăn thông minh sẽ tạo ra cuộc cách mạng lớn cho những người bị chứng bại liệt. Ngoài phục vụ cộng đồng ở Australia, vị Giáo sư gốc Việt này mong muốn sẽ mang s n phẩm phát minh này về Việt Nam, phục vụ cho người dân Việt Nam trong tương lai. Tạp chí sáng tạo kinh doanh Australian Anthill xếp sáng kiến Aviator của TS Hùng Nguyễn ở vị trí thứ 3 trong danh sách “100 phát minh hàng đầu Australia” vào năm 2011. Trước đó, năm 2010, xe lăn thông minh do ông sáng chế giành được 2 gi i thưởng Tech23. Trong đó, một gi i về “phát minh thú vị nhất” và một gi i về s n phẩm “có tiềm năng nhất cho việc mở rộng toàn cầu”. Dr. Randal Pham và phát minh thuỷ tinh thể đặc biệt Năm 2007, Hội đồng Y khoa của Ti u bang California (Medical Board Of California) công nhận một công nghệ kỹ thuật mới gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens do Dr. Randal Pham - bác sĩ người Mỹ gốc Việt phát minh. Dr. Randal Pham (tên thật Phạm Hoàng Tánh), chủ tịch Hội Y bác sĩ người Mỹ gốc Việt Bắc California trở thành người đầu tiên trong lịch sử y học đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ do ông phát minh đ giúp cho những người loạn thị, viễn thị, cận thị hay lão thị và những người thay thủy tinh th không cần đeo kính nữa. Loại thủy tinh th do Dr. Randal Pham nghiên cứu phát minh có kh năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng (multi-focal and progressive lens). Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik đ sau đó mới được gi i phẫu thay bằng thủy tinh th Acrysof ReSTOR Lens. Tiến sĩ Đỗ Đức Cường “thay da đổi thịt” máy ATM Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Qu ngNgãi, ôngĐỗĐức Cường là tác gi của hơn 50 phát minh sáng chế. Ông có 20 năm làm việc tại Ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Mỹ. Trong đó, những c i tiến đối với máy ATM được xem là sáng chế nổi bật nhất của ông và cũng là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng. Ông Đỗ Đức Cường theo học tại Đại học Y khoa Sài Gòn trước khi chuy n sang học ngành Kỹ cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học Tổng hợp). Vào năm 1963, trong kỳ ki m tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông Đỗ Đức Cường là người có chỉ số thông minh cao nhất. Sau đó, ông được cấp học bổng sang Nhật B n học tại Đại học Osaka. Tại Nhật B n, ông Đỗ Đức Cường vừa đi học vừa đi làm cho Công ty Toshiba. Sau đó, phía Mỹ biết được tài năng của ông nên mời ông sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Về sau, ông có cơ hội gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc và được mời về làm việc. Trong kho ng thời gian làm cho Citibank, tiến sĩ gốc Việt Đỗ Đức Cường cùng với nhóm 3 tác gi khác đã góp công c i tiến thiết kế máy ATM, được cấp bằng sáng chế số D386883, do Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ cấp năm 1997. Ngoài lĩnh vực ngân hàng, ông Đỗ Đức Cường còn được biết đến như một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực khác bao gồm: y học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính… Ông trở về Việt Nam năm 2003 và giữ chức cố vấn cao cấp cho Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Phát tri n nhà ĐBSCL, Taxi Mai Linh, B o hi m B o Việt… Ông Nguyễn Quốc Hòa - “cha đẻ” của tàu ngầm tự chế Trường Sa 1 và Hoàng Sa Với trăn trở rằng nhiều nước trên thế giới chế tạo được tàu ngầm, tại sao người Việt lại không làm được, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã cùng các cộng sự đã thiết kế, chế tạo tàu ngầm. Ông Nguyễn Quốc Hòa vốn là kỹ sư hóa học của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, kỹ sư cơ khí chuyên ngành khuôn mẫu của Đức. Xuất phát từ việc nước ta ph i bỏ ra nhiều triệu USD đ mua tàu ngầm nước ngoài, ông Nguyễn Quốc Hòa đã n y sinh ra ý tưởng thiết kế tàu ngầm “Made in Việt Nam”. Sau một thời gian làm việc chăm chỉ, vào năm 2013, ông và các cộng sự gây chú ý khi giới thiệu tới công chúng tàu ngầmmang tên Trường Sa 1 với công nghệ AIP (hệ thống tuần hoàn khí độc lập). Mẫu tàu ngầm do ông tự mày mò thiết kế, s n xuất và được nhiều nhà khoa học trong nước đánh giá cao. Đến năm 2015, nhóm của ông Nguyễn Quốc Hòa cho ra mắt phiên b n tàu ngầm mini c i tiến mang tên Hoàng Sa ra đời với nhiều tính năng và công nghệ vượt trội bao gồm: có th chạy ngầm, lặn sâu và nổi lên mặt bi n nhịp nhàng. Vào tháng 5/2018, ông nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà khoa học, kỹ sư trong và ngoài nước cùng thực hiện dự án đóng mới tàu ngầm Trường Sa 2. Theo thiết kế, Trường Sa 2 dài 9m, nặng 22 tấn, chiều cao bên trong thân tàu 1,8m, sức chứa tối đa 6 thủy thủ đoàn. Tàu có vận tốc 35km/giờ, lặn sâu 250m và tầm hoạt động 3.000km.n Giáo sư - Tiến sĩ Hùng Nguyễn. Tàu ngầm Hoàng Sa. Bác sĩ người Mỹ gốc Việt Dr. Randal Pham. TS Đỗ Đức Cường.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==