Khoa học và Đời sống số 38/2022

54 Thời gian qua, việc người bệnh phải tự mua thuốc, hay vật tư y tế khi tới bệnh viện điều trị - một tình trạng chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành y - đang diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh. Người bệnh kêu trời vì phải mua thuốc, vật tư y tế Nhiều tháng qua, TPHCM đang thiếu hai loại vắcxin ngừa sởi và DPT (ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chị Lan Hương (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM) cho biết: “Tôi đăng ký tiêm vắcxin sởi cho con nhỏ 11 tháng tuổi nhưng trạm y tế nhắn tin là hết vắcxin rồi. Nhân viên y tế cũng không biết khi nào có lại vắcxin sởi và hướng dẫn nếu không đợi được, có th tiêm vắcxin dịch vụ”. Lo con bị bệnh khi đi học, chị Đào Thị Hồng (TP Thủ Đức) cũng ph i đưa con nhỏ 2 tuổi đi tiêm vắcxin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván dịch vụ. Vì các các trạm y tế gần nhà đều thông báo là đã hết loại vắcxin DPT (ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván). Vắcxin dịch vụ ngừa các bệnh này có chi phí một mũi tiêm kho ng 800.000 đồng. BS Lê Thành Nam, phụ trách Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) cho biết, thiếu vắcxin sởi và DPT đã kéo dài hơn hai tháng nay. Dù trạm đã kiến nghị cấp vắcxin nhưng phía Trung tâm Y tế cũng đã báo hết hai loại vắcxin này. Tình trạng bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh ph i tự mua thuốc điều trị đã diễn ra từ cuối tháng 6/2022. Chị Đ.T.T.H. (ngụ Bình Dương), một bệnh nhân đang điều trị ung thư, sau khi tái khám tại bệnh viện, ph i ra ngoài mua thuốc Anastrozole 1mg (thuốc điều trị ung thư vú) vì trong bệnh viện hết thuốc. Chị đã mua 14 viên với giá kho ng hơn 400.000 đồng. Hay như bệnh nhân T.V.K. (ngụ Long An) cũng ph i mua thuốc chống th i ghép ở ngoài vì bệnh viện hết thuốc. Mỗi lần tái khám anh đều ph i tốn từ 4 - 5 triệu đồng đ mua thuốc ở ngoài. Anh K nói: “Trong đơn thuốc có 3 loại, bệnh viện chỉ còn 2 loại, còn một loại đắt nhất là thuốc CellCept v-500mg không có, nên tôi ph i mua ở ngoài. Với toa thuốc này, tốn kho ng hơn 3 triệu đồng. Tháng này là ít rồi chứ tháng trước tôi toa thuốc của tôi tới gần 5 triệu đồng”. Đầu tháng 8/2022, Bộ Y tế có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc b o đ m thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh b o hi m y tế. Trong đó, Bộ Y tế nêu rõ, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, nh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cụ th , 26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, các trang thiết bị chuyên sâu... Ngoài ra còn 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu thuốc, từ thuốc kháng sinh dự trữ dùng đ điều trị bệnh nhân nặng đến các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền. Theo Bộ Y tế, một phần do nh hưởng đại dịch Covid-19, nguồn nguyên liệu s n xuất hàng hóa khan hiếm, giá c biến động. Trong khi đó, số đăng ký lưu hành của một số loại thuốc hết hạn, nhân lực qu n lý nhà nước quá ít, khó khăn trong xử lý hồ sơ. Ngoài ra còn do đấu thầu tập trung quốc gia chậm đàm phán giá thuốc. Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung, nên các đơn vị lúng túng, e ngại. Thêm vào đó là tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, ki m tra, không dám làm, không dámmua sắm của một số địa phương và đơn vị mặc dù thuộc thẩm quyền mua sắm. Có sẵn vắcxin trong kho, nhưng không thể mua bán Sở Y tế TPHCM vừa gửi công văn lên Bộ Y tế đề nghị Chương trình Tiêm chủng quốc gia phân bổ hai loại vắcxin ngừa sởi và DPT (ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) cho thành phố, đ m b o tiêm chủng cho người dân. TPHCM không còn hai loại vắcxin này trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng. Theo đó, nguồn cung hai vắcxin này từ Viện Pasteur TPHCM cho Trung tâm Ki m soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) bị gián đoạn từ tháng 5/2022. Tính đến ngày 25/8, Viện Pasteur TPHCM đã phân bổ 6.000 liều vắcxin DPT hạn dùng đến ngày 5/9 cho HCDC, tuy nhiên đã sử dụng hết. Sáng 13/9, theo PGS.TS.BS Nguyễn Vũ AN QUÝ Bệnhviệnhay người bệnh tổnhại? KHÔNG MUA SẮM THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ: Chủ trì họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 vào 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các địa phương chỉ đạo để đảm bảo đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nhanh chóng trình Nghị quyết về đảm bảo thuốc, trang thiết bị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tháo gỡ vướng mắc thể chế về đấu thầu, mua sắm; sửa đổi các thông tư để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho việc mua sắm. Dứt khoát không vì thủ tục hành chính, vướng mắc quy định, thiếu trách nhiệm mà để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế kéo dài. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, “ai làm sai thì phải xử lý, kỷ luật nhưng không để vì xử lý, kỷ luật mà ảnh hưởng tới việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân”. PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, thăm bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1. BV Chợ Rẫy từng gặp tình trạng nhiều bệnh nhân sau ghép thận thiếu thuốc chống thải ghép. KH&ĐS PHẢN BIỆN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==