Khoa học và Đời sống số 38/2022

53 Số 38 (4248) Thứ Năm (22/9/2022) ổng vốn đầu tư công năm 2022 rất lớn, trên 500.000 tỷ đồng, nếu chậm giải ngân sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của năm nay, cũng như các năm tiếp theo. Chỉ còn khoảng hơn 3 tháng nữa là hết năm 2022, liệu mục tiêu hơn 90% có hiện thực hóa? Nguyên nhân “có tiền nhưng không tiêu được” Trao đổi với PVKhoa học và Đời sống, ông Lê Như Tiến, Đại bi u Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệmỦy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gi i ngân đầu tư công chậm trễ. “Nguyên nhân đầu tiên là thủ tục gi i ngân rất chậm. Thứ hai, không ít địa phương không xác định đầu tư ngay từ đầu, đầu tư công vào mục tiêu nào, dùng dằngmãi trong việc xác định, công trình, dự án đầu tư. Thứ 3 là sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư, các cơ quan qu n lý các công trình, dự án vẫn còn rất nhiều bất cập. Nhiều khi cơ quan này nhanh nhưng các cơ quan khác lại đủng đỉnh”, ông Lê Như Tiến nêu vấn đề. TheoôngLêNhưTiến, trong rất nhiềunguyên nhân, cần nhắc đến trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, các địa phương. Chính phủ đã có chỉ đạo, nếu cơ quan, bộ ngành, địa phương nào chậm gi i ngân đầu tư công thì người đứng đầu ph i chịu trách nhiệm. Nếu làm nghiêm túc, mạnh mẽ, quyết liệt công khai danh tính một số bộ, ngành vàmột số địa phương chậmđầu tư công, thậm chí có hình thức kỷ luật thì không đến nỗi cứ đủng đỉnh như thế. Thực tế, quy định của Luật Đầu tư công 2019 nêu rõ, số vốn kế hoạch năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không gi i ngân hết và không thuộc các trường hợp được xem xét kéo dài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 40/2021/NĐ-CP sẽ bị hủy dự toán và trừ tương ứng vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Điều này đồng nghĩa, nếu không gi i ngân hết trong năm nay, các bộ, ngành, địa phương sẽ bị “mất vốn”. Mà mất vốn là nh hưởng đến việc tri n khai các dự án, nh hưởng đến động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Ảnh hưởng đến tiến độ gi i ngân đầu tư công chưa được như kỳ vọng từng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra đến 21 nguyên nhân. Mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục báo cáo thêm các nguyên nhân phát sinh liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên - môi trường, xây dựng, qu n lý ngân sách nhà nước… Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đặc thù của gi i ngân vốn đầu tư công chính là thấp vào những tháng đầu năm và tăng mạnh trong những tháng cuối năm, bởi các nhà thầu cũng cần thời gian đ thi công, tích lũy khối lượng đủ đ nghiệm thu, thanh toán. Giải pháp nào hoàn thành được giải ngân? Chính phủ hiện rất quyết tâm gi i ngân được 95-100% vốn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2022, trong đó riêng vốn ngân sách địa phương gi i ngân 100%. Nhiều gi i pháp quan trọng được đưa ra đ thực hiện mục tiêu trên. GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG: Hơn90%cóhiệnthựchóa trongnăm2022? Hiện 6 Tổ công tác vừa được Thủ tướng Chính phủ giao tiếp tục ki m tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh gi i ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 41 bộ, cơ quan trung ương và 18 địa phương có kết qu gi i ngân dưới mức trung bình của c nước (34,47%). Thủ tướng yêu cầu các Tổ công tác trực tiếp ki m tra tại một số bộ, cơ quan, địa phương đ sớm gi i quyết những vướng mắc, đi m nghẽn, thúc đẩy tiến độ gi i ngân. Từ thực tế của Hà Nội - địa phương có tỷ lệ gi i ngân vốn đầu tư công chưa như mong đợi, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu phân loại, làm rõ các nhóm dự án đã ghi vốn đầu tư nhưng chưa khởi công được; nhóm dự án, công trình đã có nhà thầu, có mặt bằng nhưng chậm tiến độ cũng như làm rõ các nguyên nhân, vướng mắc trong các khâu, từ thủ tục đầu tư đến gi i phóng mặt bằng, tri n khai xây dựng. Từ thực tiễn địa phương, nhận diện các vấn đề đ đưa ra gi i pháp đẩy mạnh gi i ngân từ nay đến cuối năm 2022, vừa b o đ m chặt chẽ, hiệu qu , vừa b o đ m đưa các công trình vào hoạt động sớm, phát huy hiệu qu . Ph i quyết tâm thật cao đ phấn đấu đến 31/12, gi i ngân đạt trên 90%. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, các bộ, ngành, địa phương cũng ph i tập trung rà soát, nếu đã nỗ lực hết sức nhưng thấy rằng chưa th gi i ngân hết, thì đề xuất, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đ báo cáo Chính phủ điều chuy n vốn cho dự án khác, tránh dàn tr i, kéo dài, có tiền mà không tiêu được. Dự án nào có đủ điều kiện đ đẩy nhanh tiến độ nhưng thiếu vốn, thì có th dồn lực vào đ hoàn thành. Làmviệc với 8 bộ, ngành và 4 địa phươngmới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu, ph i tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, gắn với ki m tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm trong quá trình gi i ngân. Đối với các dự án không th gi i ngân hết thì đề xuất điều chuy n vốn. Chính phủ sẽ có nghị quyết về các nhiệm vụ, gi i pháp chủ yếu thúc đẩy gi i ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Hiện dự th o nghị quyết đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện. Thông tin cho biết, hiện đã có một số bộ, ngành, địa phương xin điều chuy n vốn. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định điều chỉnh gi m kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 ngành giao thông của Bộ Giao thông - Vận t i là 31.396 tỷ đồng; đồng thời điều chỉnh tăng tương ứng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 20212025 cho Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Việc điều chuy n vốn kế hoạch 2022 có th cũng sẽ được thực hiện vào cuối tháng 9 này.n Còn gần 330.000 tỷ đồng vốn đầu tư công Theo Bộ Tài chính, hiện có 35/51 bộ và 20/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 35%. Các địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn 8 tháng ước đạt dưới 35% gồm: TPHCM (17,1%), Cao Bằng (17,4%), Hà Giang (19,12%), Phú Yên (20,8%), Đắk Lắk (23,3%), Gia Lai (24,4%), Cần Thơ (26%), Hà Nội (29%), Điện Biên (29,4%)… Báo cáo cũng cho thấy, một số bộ, cơ quan trung ương trong 8 tháng đầu năm giải ngân chỉ đạt con số dưới 10%. Cụ thể, Bộ Y tế đạt 4,17%, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam 4,57%, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 5,26%, Thanh tra Chính phủ 6,79%... Còn các cơ quan như Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Đại học Quốc gia Hà Nội…, con số giải ngân chỉ dưới 15% kế hoạch. Thủ tướng Chính phủ từng nhấn mạnh trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng “tiền để đấy không tiêu được” là “rất xót ruột và sốt ruột”. Tuy nhiên, tại các địa phương chuyển biến chưa như kỳ vọng, vẫn “đủng đỉnh” và “ngâm” vốn. Hiện có tới 42/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (39,15%), trong đó 12 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch được giao. HẢI NINH

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==