Khoa học và Đời sống số 38/2022

19 Số 38 (4248) Thứ Năm (22/9/2022) tácnghiệp và rồi cũng cố tình trêu lại các bạn trẻ TNV của SEA Games 31, nhưng nào ngờ một nhóm phóng viên trong nước ùa tới và mình bị lộ, đ rồi không còn được chăm sóc tận tình như lúc đầu”. Cuối trận đấu, được dịp gặp lại bạn nữ TNV và hỏi vì sao nhầm lẫn, thì được biết nhờ “body to - cao - đen - ...” có 1-0-2 đầy kiêu hãnh vốn có của Anh Sơn! Vừa tác nghiệp vùng dịch… vừa giải cứu nông sản Phóng viên thường trú, công việc không chỉ th hiện ở tác phẩm báo chí, mà còn c sự sẻ chia với cộng đồng, nhất là trong đại dịch Covid-19. “Nhìn nông dân H i Dương rơi nước mắt trước cánh đồng củ c i, cà rốt, cà chua thối rữa... do nông s n bị ách tắc khi nhiều địa phương áp dụng các biện pháp phòng dịch, tôi nghĩ mình cần hành động”, phóng viên Nguyễn Văn Thưởng (bút danh H i Ninh) nhớ lại… … Vào thời đi m bấy giờ, giáp Tết Tân Sửu 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở H i Dương với hơn 70 ca nhiễm tại Công ty TNHH POYUN (TP Chí Linh, H i Dương). Con số trên gây sốc với người dân khi tỷ lệ tiêm văc xin phòng dịch chưa cao, nguy cơ bùng dịch rất lớn. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, H i Dương đã áp dụng cách ly toàn xã hội, các địa phương lân cận cũng áp dụng các biện pháp ki m soát người và phương tiện. Việc tiêu thụ nông s n và vận chuy n hàng hóa xuất khẩu của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do quy định phòng chống dịch. Hơn 90.000 tấn rau màu vụ đông của bà con nông dân cần tiêu thụ, chủ yếu hành, tỏi, cà rốt, su hào, súp lơ, rau ăn lá... Là phóng viên trực tiếp trên địa bàn, bộn bề đưa tin tại các đi m nóng dịch bệnh, các gi i pháp phòng, chống dịch, ph n bác lại những thông tin sai lệch về diễn biến dịch bệnh... Tuy nhiên, nghĩ đến sự khốn khó của người nông dân, H i Ninh đã thực hiện các phóng sự nh về nông s n trên cánh đồng H i Dương đăng trên báo điện tử và lan tỏa trên mạng xã hội. Đó cũng là lúc nhiều người biết đến hình nh cây súp lơ nở hoa, lạ lẫm nhưng đầy xót xa. “Vừa truyền t i những khó khăn của người nông dân trong dịch bệnh, tôi và các đồng nghiệp vừa kêu gọi các đơn vị, tổ chức hội nhóm đến H i Dương gi i cứu nông s n. Những đợt gi i cứu diễn ra tại nhiều tỉnh, thành trên c nước đã gây xúc động lớn”, phóng viên H i Ninh cho biết. Phóng viên vào luôn vai… bác sĩ tâm lý Một buổi chiều đang ngồi làm việc thì có tin nhắn từ một phụ huynh của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội: “Toàn th hội phụ huynh Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội có lời c m ơn chị chân thành và sâu sắc nhất. Vì các con có được thành công ngày hôm nay, cũng là do được sự giúp sức của các nhà báo. Nhất là chị. Các con thật may mắn vì gặp được người tốt, làm việc công tâm như chị giúp đỡ. Gặp được người như chị, như gặp được quý nhân”. Đây là chia sẻ của phóng viên Nguyễn Mai Loan về tác nghiệp vụ việc một số học sinh lớp 10 (khóa 2021-2022) Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội bị “mời” ra khỏi lớp học online môn Sinh học chỉ vì phụ huynh chưa ký cam kết cho con học chương trình liên kết (gồm 7 môn, trong đó có môn Sinh). Những ngày đeo bám vụ việc, nhiều khi Mai Loan ph i đóng luôn vai “bác sĩ tâm lý”, chia sẻ, động viên học sinh, bởi các em bị áp lực, lo lắng, buồn rất nhiều; còn đêm, trở thành chuyên gia tư vấn với phụ huynh. Song, niềm vui lớn là Bộ GD&ĐT đã lắng nghe, có văn b n cho phép các trường nghệ thuật được gi ng dạy chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cho học viên khóa 2021-2022 trở về trước. “Đó không ph i là lần đầu tiên tôi nhận được những tình c m ấm áp sau những bài viết. Sau mỗi một vụ việc được gi i quyết, những tin nhắn gửi tới luôn là nguồn động viên, đ tôi cố gắng hơn nữa trong công việc, thấy có trách nhiệm hơn trong từng câu chữ của mỗi s n phẩm báo chí”, phóng viên Mai Loan chia sẻ. Thèm “sự phiền phức” từ vị bác sĩ ấy… nhưng COVID-19 đã “cướp mất” Mới đây, khi đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh viết bài về khám tầm soát ung thư, nghe tiếng gọi với: “An, An…”, quay lại, chị điều dưỡng cười tươi rói: “Không nhớ chị h , chị Thơm nè, gặp nhau lúc em vào Khu cách ly Trung tâm (P.Cát Lái, TP.Thủ Đức) viết bài về Covid-19 đó”. Tôi cười: “Không ngờ ai cũng mặc đồ b o hộ mà chị nhớ em”. Câu chuyện cứ trôi về Khu cách ly trung tâm, nơi điều dưỡng Thơm hết nhập hồ sơ đến đo huyết áp, phát thuốc, phát cơm cho những người nguy cơ đến đây cách ly. “Lúc đó chị em mình gan thiệt héng, giai đoạn đầu của dịch ai biết chuyện gì x y ra, mà thôi, gặp lại nhau vui rồi em nhỉ?”. Tôi nhìn chị: “Đúng rồi chị, còn gặp lại nhau, biết nhau khỏe mạnh, sung sướng nào hơn”. Đến thời đi m này, Covid-19 tạm lắng, chúng ta phần nào đã chiến thắng đại dịch; người người tiếp tục cuộc sống mới, nhưng tôi tin rằng sau những gì đã tr i qua, chúng ta trân quý cuộc đời hơn, tôn trọng lẫn nhau và cùng phấn đấu, không chỉ sống cho mình, mà còn cho những người đã ra đi, hay nói đúng hơn là hy sinh đ chúng ta còn gặp lại nhau. Bạn tôi, một bác sĩ ở địa phương. Khi TPHCM có những ca đầu tiên, cứ mỗi khi bạn thấy bài viết về F0, về khu cách ly… đều gọi điện dặn tôi đủ điều. Lúc nào cũng nói: “Sau đại dịch, mày ph i gặp lại tao nha”. Lần nào tôi cũng cười, nói bạn quá lo. Cho đến một ngày, tôi vào tận Bệnh viện Dã chiến đ lấy tin, không thấy bạn gọi nhắc nhở. Chợt nhận ra tôi thèm “sự phiền phức” từ vị bác sĩ ấy đến nghẹn ngào. “Bạn thành F0 khi cấp cứu cho một ca suy hô hấp do Covid-19. Bạn mất đi, mà không, bạn - chiến sĩ trong màu áo blouse đã hy sinh đ b o vệ bệnh nhân. Người bệnh ấy đã qua cơn nguy kịch, khỏe mạnh và về với gia đình”, phóng viên An Quý (VPĐD tại TP HCM) bùi ngùi.n Thư cảm ơn từ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội gửi tới Báo KH&ĐS. Trong khu cách ly những ngày tháng Covid-19

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==