Khoa học và Đời sống số 37/2022

Số 37 (4247) Thứ Năm (15/9/2022) 23 ĐỜI SỐNG XANH P "Vòi bạchtuộc"chặtmãi khôngđứt hân bón giả, phân bón kém chất lượng như một “cú nhồi” khiến nhà nông càng thêm lao đao, nhiều hệ lụy đe dọa trực tiếp kinh tế của bà con nông dân, doanh nghiệp. PHÂN BÓN GIẢ: Nhiều năm qua, bài toán xử lý triệt để phân bón giả vẫn chưa có lời đáp, bởi lợi nhuận thu về quá lớn, các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lại ngang nhiên hoành hành càng khiến nông dân điêu đứng. Khổ vì phân bón giả! Nhìn mấy công bắp sắp tới kỳ thu hoạch cây èo uột, không có trái bà Vũ Ánh Linh, người dân ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bần thần cả người. Bà Linh cho biết, vụ bắp này bà mua phân tại đại lý về bón theo đúng quy trình liều lượng, nhưng càng rải phân cây bắp càng èo uột, không phát triển, không có trái. Nếu có thì trái không lớn chỉ có thể làm thức ăn cho bò. Rải phân ra một thời gian thấy kết tủa dưới đất, đông cứng lại, biết mua phải phân rởm nhưng cũng đành ngậm bồ hòn lần sau né ra không mua nữa, chứ ai đền cho đâu. “Vậy là vụ này lại nợ thêm nợ rồi”, bà Linh than thở. Đồng cảnh ngộ, ông Tô Hữu Hạnh ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, buồn rầu nói: “Nông dân làm cả 5 - 6 tháng mới thu hoạch mà nhầm phân bón giả thì không có gì để thu hoạch. Lại nợ nần, lại khổ”. Dẫn chúng tôi ra sau vườn Sầu Riêng, chỉ vào đống phân bón lẫn bao bì đang vương vãi, ông Trương Văn Ba (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) kể: “Khoảng 2 tháng trước, tôi mua 2 bao phân NPK về bón cà phê, trên bao bì in ấn nhãn mác cũng khá đầy đủ. Nhưng khi xé bao ra thì thấy rất lạ, không giống như những loại phân bón trước đây tôi hay dùng. Vì thế, tôi chỉ bón trước 1 bao. Sau đó thấy cây èo uột và không tươi tốt nên tôi đành bỏ dở, chuyển sang dùng phân chuồng và đạm cá. Đến nay, tôi mới biết sản phẩm tôi mua là phân bón giả, vừa mới bị UBND tỉnh Đăk Nông xử phạt”. Tình hình phân bón kém chất lượng, phân bón giả tràn lan đã được nhiều người dự báo từ đầu năm, khi giá phân bón tăng cao gần gấp đôi. Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) có tăng cường kiểm soát và xử phạt một loạt vụ phân bón giả nhưng không xuể. Đơn cử, UBND tỉnh Đồng Nai vừa xử lý 4 vụ, phạt tiền 135 triệu đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm nhãn là 42,1 triệu đồng, buộc tiêu hủy 2.450kg phân bón giả; 3 vụ kinh doanh phân bón kém chất lượng, phạt tiền 3.750.000đ, tổng trị giá hàng hóa vi phạm nhãn là 63,9 triệu đồng, buộc tái chế hoặc thay đổi mục dích sử dụng 3.400kg phân bón kém chất lượng. Cũng theo thông tin từ Cục QLTT Đồng Nai, trong 6 tháng năm 2022 lực lượng chức năng đã phát hiện 38 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… Tổng số tiền phạt nộp ngân sách khoảng 580 triệu đồng. Tổng số hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy gần 1,9 ngàn sản phẩm với trị giá hàng hóa ước tính hơn 777 triệu đồng. Các nội dung vi phạm chủ yếu liên quan đến nhãn hàng hóa, niêm yết giá, hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng, vi phạm về điều kiện kinh doanh, đăng ký kinh doanh... Tương tự, thời gian qua, cơ quan chức năng tại Gia Lai, Bình Phước, An Giang, Lâm Đồng... đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, riêng quý 1, lực lượng chức năng của tỉnh bắt giữ hơn 15 vụ buôn bán phân bón giả. Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thời gian tới, giá phân bón có xu hướng tiếp tục giữ ở mức cao, do đó, các ban ngành hữu quan cần có chính sách điều tiết giá phân bón, hỗ trợ người nông dân. Hiệp hội sẽ tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện phân bón giả. Người dân cũng nên tìm mua các sản phẩm vật tư nông nghiệp có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, không sử dụng hàng hóa trôi nổi để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Vì đâu khó dẹp được nạn phân bón giả, kém chất lượng? Theo ông Phùng Hà, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ tính riêng ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD vì nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đứng trước lợi nhuận lớn, các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tràn lan, cùng với hàng trăm đại lý phân phối tiếp tay cho phân bón giả đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người nông dân. Các chuyên gia nông nghiệp cũng nhận xét, chỉ khi sử dụng phân bón sau vài tháng, đánh giá hiệu quả sử dụng, người nông dân mới có thể biết hàng giả, hàng thật. Nếu dùng phải phân bón giả, hàm lượng dinh dưỡng không đạt tiêu chuẩn thì năng suất rất thấp, vừa gây hại đất, ảnh hưởng môi trường, nguồn nước, người nông dân vừa thua lỗ nặng. Với những hộ trồng cây ăn trái, thì thiệt hại về đất, cây trồng có thể sau vài năm mới phát hiện và phục hồi được. Trong khi đó, đối tượng là nông dân ở vùng sâu, vùng xa là người chịu thiệt thòi nhất vì khoảng cách địa lý khá xa, giá phân lúc nào cũng cao hơn các vùng khác. Tập quán sản xuất lâu nay là mua thiếu phân bón của đại lý, chịu thêm lãi suất, đến cuối vụ thu hoạch thì trả nợ. Chính vì phụ thuộc như vậy nên họ bán loại phân gì thì nông dân lấy phân đó. Khi giá phân tăng cao thì dĩ nhiên nông dân phải chọn loại nào rẻ tiền cho tiết kiệm”. Nhiều công ty phân bón không dám bắt tay với nông dân mà chỉ giao cho đại lý với chiết khấu cao. Đại lý có sẵn khách hàng và bán nợ cuối năm trả nên cứ vậy mà phân giả tuồn ra đến vườn, ruộng. Hơn nữa, do nước ta có quá nhiều cơ sở, nhà sản xuất (trên 1.000 nhà máy, 7.000 chủng loại phân bón), lực lượng quản lý thị trường mỏng và trên hết là chế tài xử lý vi phạm chưa được nghiêm, chưa đủ sức răn đe, thể hiện qua mỗi năm, lực lượng chức năng đấu tranh bắt giữ khoảng 4.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón như đã nêu. Tuy nhiên, số vụ việc bị khởi tố chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đa phần áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, trong khi lợi nhuận từ phân bón giả là rất lớn.n Mặc dù lực lư ng ch c năng rất tích cực trong ho t động ch ng vấn n n phân bón giả, th nhưng, “ph t lắm, bắt nhi u” chưa phải là lời giải triệt để, lâu dài với bài toán kể trên. Vẫn là nhà nông cần tỉnh táo lựa ch n lo i phân chất lư ng, uy tín... Theo s liệu c a Ban Chỉ đ o 389 Qu c gia, 2 năm qua, các lực lư ng ch c năng đ thanh tra, kiểm tra, xử lý hàng nghìn tổ ch c, cá nhân vi ph m, thu giữ hàng chục nghìn tấn phân bón vi ph m có trị giá hàng trăm tỷ đồng, xử ph t hành chính hơn 82,634 tỷ đồng, kh i t 10 vụ và 12 bị can. HỮU THÔNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==