Khoa học và Đời sống số 37/2022

Số 37 (4247) Thứ Năm (15/9/2022) DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP 19 Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2000, với quy mô 26,4ha, tổng mức đầu tư trên 280 tỷ đồng. Công viên có phía Bắc giáp đường Trần Khát Chân, phía Nam giáp đường Thanh Nhàn, phía Đông giáp đường Kim Ngưu, phía Tây giáp đường Võ Thị Sáu, do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội xây từ năm 2002. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm khai thác, công viên đã buộc phải đóng cửa và bỏ hoang từ đó đến nay. Đến tháng 6/2016, Hà Nội có quyết định chuyển giao Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ (Tổng Công ty Du lịch Hà Nội) sang Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội quản lý. Vốn được kỳ vọng là trung tâm thể thao, giải trí cho giới trẻ Hà Nội, song nhiều năm nay, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô trở nên lộn xộn, bát nháo do bị “xẻ thịt” cho các nhà hàng, quán cafe, siêu thị, quán bia, trung tâm tổ chức tiệc cưới, sân tenis thuê lại. Nằm tại vị trí cổng vào của Công viên Tuổi trẻ Thủ đô là công trình Trung tâm tổ chức sự kiện Cung Xuân. Trong đó, cung Tuổi trẻ đã biến tướng, trở thành địa điểm tập gym. Nhà hàng Queen Bee II mọc lên trên ô đất được quy hoạch là đất cây xanh. Trong khi đó, một số nhà hàng được mở ngay giữa trung tâm công viên và hoạt động tấp nập suốt ngày đêm, khách đến đây có thể thoải mái đỗ xe bất kể chỗ nào. Nhiều hàng quán nhếch nhác vô tư bán hàng trong khuôn viên công viên. Đường ven hồ bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh quán bia phục vụ các khách nhậu. Một công trình nhà hàng được xây dựng kiên cố lấn chiếm cảnh quan trên mặt hồ Thanh Nhàn. UBND TP Hà Nội xác định trong khuôn viên của Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, 14 hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng (sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng) như các nhà hàng, bể bơi, nhà đa năng, sân tennis... Chỗ trống trong công viên được tận dụng làm bãi trông xe ô tô. Trong khuôn viên công viên xuất hiện nhiều bãi trông giữ ô tô tự phát. Trong khi đó, theo ghi nhận thực tế tại công viên, các hạng mục phục vụ cộng đồng thì xuống cấp nghiêm trọng, cũ nát, do không được duy tu bảo dưỡng. “Vòng quay mặt trời” là một hạng mục lớn trong quần thể vui chơi giải trí được xây dựng trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, bây giờ trở thành khối sắt hoen gỉ, mục ruỗng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Toàn bộ các trụ sắt hoen gỉ chống đỡ hệ thống vòng quay phía trên khiến người dân không khỏi lo sợ mỗi khi đi qua. Phía bên ngoài vòng quay mặt trời được rào dây thép gai, nghiêm cấm người dân lại gần.n Cụ thể, năm 2005, UBND quận 9 (nay là UBND TP Thủ Đức, TPHCM) ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư cho dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư tại phường Long Bình - Long Thạnh Mỹ để phục vụ tái định cư dự án Khu Công nghệ cao do Công ty Quản lý và Phát triển đô thị quận 9 (nay là Công ty Dịch vụ Công ích Quận 9) làm chủ đầu tư. Tổng số hộ dân có đất phải thu hồi trong dự án là 306 hộ, trong đó, phường Long Bình có 265 hộ và phường Long Thạnh Mỹ có 43 hộ. Điều đáng nói, sau khi thu hồi đất của các hộ dân, nhưng dự án không triển khai xây dựng theo đúng kế hoạch, dẫn đến dự án để hoang cho cỏ mọc um tùm trong gần 20 năm qua. Trong khi người dân bị thu hồi đất thì không có đất để trồng trọt, phải đi thuê nhà để ở. Tiếp đến, dự ánĐại An Saigon Riverside do Công ty TNHH Phát triển nhà Đại An - Saigon Tourist làm chủ đầu tư, tọa lạc tại 101 Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM. Dự án được giới thiệu là khu căn hộ cao cấp Đại An - Saigon Riverside nằm trên bán đảo Thanh Đa, bên bờ sông Sài Gòn nhưng đến nay chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Năm 2010, dự án đã được Sở Xây dựng TPHCM phê duyệt dự án đầu tư khu căn hộ, theo tiến độ tháng 3/2015 phải hoàn thành. Thế nhưng, sau 7 năm chậm tiến độ đến nay dự án vẫn “an binh bất động”. Dự án Khu du lịch Trung Sơn - Hồ Tràm do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Sơn (Công ty Trung Sơn) làm chủ đầu tư, có diện tích hơn 11ha ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giao đất gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống, bỏ hoang lãng phí. Cụ thể, năm 2003, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra quyết định thu hồi hơn 11ha đất tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc và cho Công ty Trung Sơn thuê để đầu tư xây dựng Khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm. Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào tháng 7/2003, dự án Khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm có tính chất là một khu du lịch nghỉ dưỡng tắm biển. Dự án gồm nhiều hạng mục như biệt thự, bungalow, nhà hàng, khách sạn, sân golf… Theo kế hoạch, giai đoạn năm 2003 – 2007, Công ty Trung Sơn sẽ đầu tư đồng bộ hạ tầng và xây dựng 10 bungalow, 3 biệt thự biển, nhà hàng, đồng thời sẽ đầu tư đồng bộ theo quy hoạch. Cũng trong quyết định phê duyệt quy hoạch nói trên, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nghiêm cấm Công ty Trung Sơn chuyển nhượng dự án trong quá trình triển khai và xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không thể tiếp tục đầu tư được theo kế hoạch cam kết trong tờ trình xin thuê đất, phải giao trả đất lại để UBND tỉnh xem xét cho đơn vị khác có nhu cầu thuê và đủ năng lực thực hiện. Đến tháng 1/2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án cho Công ty Trung Sơn. Trong đó thể hiện, Công ty Trung Sơn được sử dụng 11ha đất để xây dựng Khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm, kể từ ngày 30/12/2003 và Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hằng năm. Sau đó, Công ty Trung Sơn được chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất cho toàn bộ 11ha đất để đầu tư xây dựng Khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm. Đáng nói, ngày 10/5/2005, Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Quyết định số 1466/QĐ-CT miễn tiền sử dụng đất cho Công ty Trung Sơn. Ban đầu thuê đất, sau đó chuyển sang được giao đất có thu tiền sử dụng đất rồi được miễn tiền sử dụng đất, thế nhưng, Công ty Trung Sơn không triển khai dự án mà lại thế chấp quyền sử dụng đất dự án cho ngân hàng để bảo lãnh cho một doanh nghiệp khác. Đánh thuế cao hơn đối với đầu cơ và bỏ hoang đất Nghị quyết 18 xác định rõ yêu cầu quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang…; có chế tài cụ thể và đồng bộ để xử lý các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng; kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, đánh thuế đối với các bất động sản bỏ hoang thật cao để chủ đầu tư không thể ôm nổi, phải xoay nguồn vốn để đầu tư hoặc chuyển nhượng cho đơn vị khác có năng lực. Không thể hành chính hóa mà nên dùng công cụ thuế để triệt tiêu ý chí đầu cơ, găm giữ đất đai. Về dài hạn phải thay đổi quan điểm về tiền sử dụng đất, cần coi đây là một sắc thuế. Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, sắc thuế sẽ điều tiết, dừng việc găm giữ, đầu cơ, thổi giá đất, ngăn tình trạng đất bỏ hoang. Nếu đánh thuế cao thì hiện tượng lướt sóng, đầu cơ đất sẽ không còn và sẽ không ai dám đầu tư vì mua xong bán luôn sẽ bị tính thuế nặng hơn. Đánh thuế sẽ triệt tiêu, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực của xã hội và sẽ trở thành công cụ điều tiết các hành vi sử dụng tài sản. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, nguyên tắc áp thuế cao hơn cho các hoạt động đầu cơ, sở hữu nhiều đất đai và đất đai bị bỏ hoang sẽ đưa giá cả trở nên linh hoạt và sát thực tế địa phương hơn; đồng thời, làm mất động lực và kẽ hở cho các bất cập, sai phạm và trục lợi vì khai thác cơ chế hai giá đất hiện hành. Hơn nữa, còn khắc phục được tình trạng chênh lệch giá đất giáp ranh giữa các địa phương trong giao đất, cho thuê đất, bồi thường khi thu hồi đất ở địa phương. Từ đó, giúp đáp ứng nguyện vọng chính đáng, bảo vệ quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng và xử lý kịp thời hơn các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất, bất động sản vào sử dụng, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.n Công viên Tuổi trẻ Thủ đô bị “biến tướng” thành nhà hàng, quán bia... ược đầu tư xây dựng đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng hiện nay phần lớn diện tích đất trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã “biến tướng” thành các nhà hàng, quán bia, bãi trông xe… nhiều hạng mục xuống cấp, gỉ sét loang lổ. LIÊN HÀ THÁI Đ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==