Khoa học và Đời sống số 35/2022

Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) 9 CÔNG NGHỆ SỐ Thời gian gần đây, tình trạng các đối tượng mạo danh cơ quan, đơn vị chức năng nhắn tin, gọi điện đe dọa, lừa đảo tiếp tục tái diễn. ĐỨC VINH Với chiêu trò ngày càng tinh vi, những kẻ xấu đang thực hiện hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Mọi người cần nắm được các chiêu thức phổ biến hiện nay để bảo vệ mình. Muôn vàn chiêu lừa Mới đây, Công an phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của chị H. (41 tuổi, trú trên địa bàn) về việc bị mất gần 1,4 tỷ đồng. Theo tường trình, chị H. nhận được cuộc điện thoại của một người tự xưng là cán bộ Công an TPHCM. Đối tượng thông báo chị H. có liên quan đến một vụ án và yêu cầu chị tải phần mềm, đăng nhập tài khoản để chứng minh mình không liên quan. Tin lời, chị H. làm theo và phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị mất gần 1,4 tỷ đồng. Lúc này chị mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo. Còn trường hợp của chị Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết cũng suýt trở thành nạn nhân của cuộc điện thoại lừa đảo. Chị Hà nhận được cuộc điện thoại từ số lạ thông báo bên cơ quan an ninh mạng phát hiện thuê bao của chị phát tán tin nhắn lừa đảo hàng loạt, vì vậy sẽ bị khóa sau sau hai giờ. Dù chị Hà giải thích mình không hề làm chuyện đó, người gọi điện vẫn khẳng định cơ quan an ninh có bằng chứng và tiếp tục dọa khóa thuê bao. Để hỗ trợ, người này đề nghị Hà gọi tới số “của đại diện cơ quan pháp luật”. Quá lo sợ bị khóa số điện thoại, ảnh hưởng tới công việc, chị Hà làm theo hướng dẫn. Ở cuộc gọi thứ hai, đầu dây bên kia xưng là công an, yêu cầu chị xác minh danh tính bằng cách khai báo đầy đủ thông tin cá nhân như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, ngày cấp, 5 số thuê bao gọi gần nhất... để kiểm tra trên hệ thống. Sau khi chia sẻ nhiều thông tin riêng tư, chị Hà mới giật mình nghi ngờ tắt điện thoại. Chị tra số vừa gọi thì đó không phải số của cơ quan pháp luật. Mặc dù vẫn không hết lo lắng nhưng sau hai giờ, số điện thoại chị Hà vẫn hoạt động bình thường không hề bị ngừng hoạt động như lời đe dọa. Trao đổi với phóng viên Khoa học và Đời sống về tình trạng này, kỹ sư Ngô Minh Hiếu, chuyên gia bảo mật tại Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) cho biết, các cuộc gọi trên thực chất là chiêu lừa đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Sau những lời dọa, nhiều người lo lắng, mất cảnh giác sẽ vô tình cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng từ việc dữ liệu cá nhân cho tới tài sản có thể bị đánh cắp. Chuyên gia Ngô Minh Hiếu cũng cho hay, các chiêu lừa này đã diễn ra nhiều năm nay nhưng liên tục được thay đổi kịch bản khiến người dùng không lường trước. Ví dụ trước đó, kịch bản phổ biến là “thông báo người dùng gây tai nạn” ở một tỉnh, thành nào đó hay “đang bị điều tra vì liên quan đến vụ án nghiêm trọng”. Thời gian gần đây, những kẻ lừa đảo lại dùng chiêu dọa khóa thuê bao, vì thuê bao điện thoại hiện nay là một trong những tài sản quan trọng của người dùng. Các cuộc gọi thường được thực hiện bởi một đầu số từ nước ngoài, thay vì +84 của Việt Nam. Cảnh giác với cuộc gọi lạ Thông tin từ Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian qua có nhiều người dùng nhận được cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài như +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Xécbi-a), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania)... TheoCụcViễn thông, những cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế nêu trên thường rơi vào một trong hai tình huống là nháy máy nhằm lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn. Ví dụ, cước gọi đến số điện thoại vệ tinh trung bình 99.000đ/phút, cao nhất có thể đến 150.000đ/phút và bị tính cước ngay khi đổ chuông. Trường hợp thứ hai là lừa đảo theo một số kịch bản gồm: Đối tượng gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài, nhân viên ngân hàng thông báo đang thiếu nợ, cảnh sát thông báo lỗi vi phạm giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia... Thủ đoạn của bọn chúng đánh vào tâm lý người nghe rồi yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tìm cách hù dọa, chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có, Cục Viễn thông khuyến cáo người sử dụng cần lưu ýmột số điểm sau: Các cuộc gọi, tin nhắn từ quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu và hai số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam). Đối với cáccuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hànghoặc thông báo có quà từ bưu điện… người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào. Đối với các cuộc gọi nháy máy từ số quốc tế, Cục Viễn thông khuyến cáo người dùng không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Cảnh giác ở mức tối đa đối với cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ. Không nên vội vàng nghe điện thoại từ người lạ; với những thông tin nghe mập mờ, không chính xác cần bình tĩnh xác minh, tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền. Người dùng cũng không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Trong trường hợp này, người dùng cần tắt máy và trình báo ngay cho cơ quan Công an xử lý, hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an để được hướng dẫn kịp thời. Chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu nhấn mạnh, người dùng không nên công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác, đồng thời không làm theo yêu cầu của người lạ như tải đường dẫn về cài đặt, đăng nhập thông tin, tài khoản ngân hàng... nhằm tránh bị tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.n qua điện thoại Cảnh báo lừa đảo Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại các đối tượng thường sử dụng - Mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật gồm: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để gây sức ép, làm người dân hoang mang. - Giả danh nhân viên của trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họmaymắn nhận được phần thưởng có giá trị cao, yêu cầu cấp thông tin các nhân, số tài khoản... - Giả danh ngân hàng mời chào, cung cấp các khoản vay online qua tin nhắn, email, qua các ứng dụng nhắn tin miễn phí. - Giả danh là người quen của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan phụ trách các lĩnh vực trọng yếu để lừa đảo.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==