Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) 5 SỨC KHỎE MỚI Hiểu đúng về các nhómTPCN TPCN nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc nên cần lựa chọn nhóm sử dụng cho đúng với nhu cầu cơ thể. Lựa chọn dùng thực phẩm chức năng (TPCN) nhưng người dân chưa có nhận thức đúng. Việc biến tướng thuốc thành TPCN là một mối nguy hại rất lớn. ThS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108) Trong số hơn 3.000 loại TPCN có nguồn gốc ngoại nhập hoặc sản xuất nội địa, khó có thể kể hết những sản phẩm mà công dụng của nó đã bị thổi phồng một cách quá đáng không đúng với hồ sơ đăng ký, “quảng cáo một đằng, đăng ký một nẻo”, thậm chí nhiều loại được quảng cáo như một thứ “thần dược” có khả năng khiến cho “bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ”... Trong khi đó, giá bán không ít sản phẩm lại quá cao thông qua cơ chế bán hàng kiểu đa cấp. Điều này hết sức nguy hại, bởi lẽ nó khiến cho không ít người tiêu dùng do trình độ nhận thức có hạn đã tự ý từ bỏ thuốc đặc trị đang dùng để chỉ sử dụng TPCN một cách đơn thuần, khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí gây ra những tai biến không đáng có. Đặc biệt hơn, có tình trạng để sản phẩm được đăng ký công nhận là một loại thuốc chữa bệnh quá công phu, vất vả, khó khăn và tốn kém, không ít công ty đông dược đã tung ra thị trường những sản phẩm dưới danh nghĩa “TPCN” nhưng kỳ thực lại là thuốc trị bệnh đích thực. Bởi lẽ, trong thành phần của các sản phẩm này hoàn toàn gồm các vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh (thuốc bệnh) chứ không hề có vị thuốc nào có tác dụng bổ dưỡng và nâng cao sức đề kháng (thuốc bổ), thậm chí còn có những vị thuốc mà các thầy thuốc Đông y khi sử dụng cũng phải thận trọng như đại hoàng, phan tả diệp, phụ tử... Một số trà giảm béo là ví dụ điển hình. Trên thực tế, người ta cố ý dùng chữ “trà” hay “nước tăng lực”... để sản phẩm qua mắt được các nhà kiểm duyệt (nếu như không có kiến thức đầy đủ về y dược học cổ truyền) để được xếp vào nhóm “TPCN”. Trong y học cổ truyền, các vị thuốc này cũng không bao giờ được xếp vào nhóm các loại vừa có thể làm thực phẩm vừa có thể làm thuốc và đương nhiên, khi sử dụng nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa khám bệnh, kê đơn với chỉ định, liều lượng, liệu trình và cách dùng hết sức chặt chẽ. Điều này hết sức nguy hiểm nếu như những sản phẩm này được coi là TPCN, khi dùng chỉ cần theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần thầy thuốc chuyên khoa khám bệnh và chỉ định. Theo quan điểm của dinh dưỡng học cổ truyền cũng như y học cổ truyền, “dược thực đồng nguyên” (dược phẩm và thực phẩm có chung một nguồn gốc), “thái quá thì bất cập” và “vật cực tắc phản”, vì vậy việc dùng thuốc hay thực phẩm cũng phải có chỉ định, liều lượng và liệu trình cụ thể, phải tuân thủ nguyên tắc “tam nhân chế nghi”, nghĩa là phải tùy người mà dùng (nhân nhân chế nghi), tùy lúc mà dùng (nhân thời chế nghi) và tùy nơi mà dùng (nhân địa chế nghi). Bởi vậy, người tiêu dùng cần cẩn trọng kẻo tiền mất, tật mang. TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Theo khái niệm này thì thực phẩm chức năng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi TPCN là thực phẩm – thuốc. Điểm khác nhau giữa TPCN và thực phẩm truyền thống đó là TPCN được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Điểm khác nhau giữa TPCN và thuốc là trên mỗi sản phẩm, nhà sản xuất phải ghi trên nhãn đây là thực phẩm, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ, còn thuốc được công bố là sản phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh. Theo bản chất cấu tạo và tác dụng của TPCN mà người ta chia ra thành các nhóm: Nhóm có tác dụng chống oxy hóa (như vitamin C, E, Betacaroten, kẽm vi lượng, các sản phẩm từ hạt nho…): Nhóm này có tác dụng giúp cho cơ thể phá hủy các gốc tự do, các tác nhân oxy hóa, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật… Đây là nhóm chiếm số lượng lớn được sử dụng khá rộng rãi trong cộng đồng. Nhóm có tác dụng thay thế bổ sung nội tiết cả ở nam lẫn nữ: Nhóm này có tác dụng là tăng sinh lực ở đàn ông. Ở nữ giới, các sản phẩm này có tác dụng hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi về thần kinh, xương khớp… nhất là tăng cường hormon nữ ở những phụ nữ có tuổi, giúp họ sống vui hơn, khỏe hơn, kéo dài tuổi thanh xuân. Nhóm mang tính thích nghi sinh học (như các loại sâm, đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa…): Có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng… Nhóm tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư…: Các sản phẩm có nguồn gốc từ cúc nhím của Mỹ, sụn và dầu gan cá mập, nấm linh chi, xạ đen, xạ linh… Nhómcó tác động lên hệ thần kinh, chống stress như cây kawa, nữ lang… Lưu ý khi sử dụng sản phẩm nào, người tiêu dùng nên chọn lựa kỹ càng nguồn gốc sản xuất và nhất thiết phải được sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn. THS LÊ QUỐC THỊNH (Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 T.Ư) Bí quyết chữa bệnh rất…organic Nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật có các vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu, từ đó làm hạn chế xuất hiện bệnh hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh. Ung thư: Thực phẩm chứa các hợp chất có khả năng kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, ức chế ung như hợp chất Alkyl (có trong hành, tỏi…); Hợp chất hữu cơ Isothiocyanat (có nhiều trong các loại rau họ bắp cải); Các Flavoinoid bao gồm Flavon, Flavonol, Isoflavon là nhóm chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật có nhiều trong quả chanh, táo, lá chè, đậu tương…; Các loại tảo biển, nấm, giàu chất khoáng, protein, axit amin, vitamin, chất xơ và ít chất béo… Tiểu đường: Có nhiều thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết như cỏ cà ri, quế, trứng luộc, hạt chia, củ nghệ, quả hạch, bông cải xanh, dầu ôliu, giấm táo, dâu tây, tỏi, đậu, gạo lứt, măng tây, táo, lúa mạch, yến mạch sôcôla đen, trà xanh, cá, cà chua, cà rốt, bánh mì ngũ cốc, trái cây họ cam, thịt bò, bơ đậu phộng, bơ, ổi, bầu, bí, đậu bắp... Đau xương khớp: Chủ động bổ sung thực phẩm tốt cho cơ xương khớp vào chế độ ăn trong ngày sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện tích cực như cá, tỏi, gừng, bông cải xanh, quả óc chó, các loại quả mọng, cải bó xôi, nho, dầu ôliu, nước ép quả anh đào… N.HÀ (ghi) BIẾN TƯỚNG THUỐC THÀNH TPCN: Mối nguy hại khôn lường
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==