Khoa học và Đời sống số 35/2022

Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) 23 ĐỜI SỐNG XANH Đoàn giám sát khảo sát thực địa tại Trạm bơm Cự Khối, phường Cự Khối, quận Long Biên. Trong hai ngày 25 - 26/8, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội đã làm việc tại quận Long Biên, Hà Đông và huyện Hoài Đức. Tại các buổi làm việc, Đoàn giám sát tập trung đánh giá thực trạng thoát nước và xử lý nước thải hiện nay; kết quả thực hiện quy hoạch thoát nước; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thoát nước và xử lý nước thải... ấn đề xử lý nước thải, thoát nước được các cử tri Thủ đô đặc biệt quan tâm do liên quan trực tiếp tới chất lượng sống của người dân. Vì vậy, HĐND TP Hà Nội đã chính thức triển khai đợt giám sát chuyên đề thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý thoát nước và xử lý nước thải. Đề xuất cải tạo các điểm ngập úng Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội, do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn và triển khai giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn quận Long Biên, Hà Đông, huyện Hoài Đức. Tham gia Đoàn có Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên; lãnh đạo các Ban HĐND TP Hà Nội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hà Nội, các sở, ngành liên quan. Báo cáo với đoàn giám sát, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà cho biết, năm 2021, quận đã tiến hành kiểm tra 110 cơ sở về nước thải công nghiệp, xử phạt 7 cơ sở vi phạm với số tiền 376 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trong vòng 6 tháng với 5 cơ sở. Trong 6 tháng năm 2022, UBND quận thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước với 18 cơ sở có xả nước thải ra hệ thống sông Cầu Bây, từ đó ban hành quyết định xử phạt 3 đơn vị có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường với tổng số tiền phạt 18,6 triệu đồng. Công tác duy tu duy trì, quản lý vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn quận hiện do 3 công ty thực hiện với tổng 500km cống rãnh, 6.013 ga thăm, thu, 42,223km mương, 18 hồ và 7 trạm bơm. Việc duy tu duy trì cơ bản tốt, đáp ứng yêu cầu thanh thải dòng chảy, vận hành tốt các trạm bơm cục bộ. UBND quận cũng đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước và đề xuất cải tạo 16 vị trí thường xuyên ngập úng gây bức xúc dân sinh. Trao đổi về công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Bùi Xuân Hà cũng cho biết, hệ thống thoát nước trên địa bàn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa tách biệt giữa hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Các trạm xử lý nước thải đã được quy hoạch cụ thể nhưng chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật... Tương tự, tại huyện Hoài Đức hiện mới đầu tư hệ thống thu gom nước thải tại một số khu đô thị; 9 cụm công nghiệp và một số tuyến đường hạ tầng khung đang được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, hệ thống nước thải riêng theo quy hoạch. Các khu vực còn lại chưa được đầu tư hệ thống thu gom riêng nên nước thải khu dân cư vẫn thoát chung với hệ thống thoát nước mưa. Đáng lưu ý, 17 xã, thị trấn trên địa bàn chưa có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh. Nước thải chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại nên chưa đạt hiệu quả xử lý, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Cần xây dựng đề án tổng thể về thoát nước Tại buổi làmviệc, dưới sự điều hành thảo luận của Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên, thành viên đoàn giám sát, lãnh đạo sở ngành, chuyên gia trao đổi, làm rõ thêm những những kết quả đạt được; chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong công tác xử lý nước thải, thoát nước trên địa bàn quận hiện nay. Trong đó, các ý kiến đều khẳng định việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải, thoát nước là hết sức cấp thiết, tuy nhiên, việc vận hành và quản lý sau đầu tư như thế nào để đảm bảo hiệu quả đầu tư; trách nhiệm cơ quan quản lý, chủ đầu tư; công nghệ xử lý… Từ thực tế giám sát tại cơ sở, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, lĩnh vực môi trường, xử lý nước thải, thoát nước là vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm, có tác động trực tiếp tới chất lượng sống của người dân, do đó, HĐND TP Hà Nội lựa chọn chuyên đề này để giám sát nhằm đánh giá việc thực hiện của quận và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực này. Hà Nội giám sát quản lý thoát nước, xử lý nước thải Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các quận cần quan tâm đặc biệt, gắn môi trường chặt chẽ với phát triển kinh tế-xã hội với những cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quận. Đồng thời, các quận cần xây dựng đề án tổng thể về lĩnh vực xử lý nước thải, đưa ra những giải pháp căn cơ để khắc phục tồn tại, từ đó mới tạo chuyển biến trong lĩnh vực này. Trong lĩnh vực thoát nước, các quận rà soát lại toàn bộ các nhiệm vụ thành phố đã giao, tập trung triển khai dứt điểm và phải quyết liệt triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải, thoát nước đã có kế hoạch, quy hoạch. Đặc biệt, cần giữ gìn cảnh quan và phát huy hiệu quả điều hòa của các hồ đối với việc bảo đảm môi trường. Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng, Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội theo dõi, tổng hợp toàn bộ các kết quả thực hiện của quận, tham mưu thành phố có chỉ đạo kịp thời. Trong quá trình thực hiện, các địa phương cần gắn với bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị để cùng vào cuộc, nêu cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị xã hội, trách nhiệm các doanh nghiệp, từng người dân. Nhấn mạnh các hồ điều hoà có ý nghĩa vô cùng quan trọng, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị quận lưu ý giữ gìn cảnh quan và phát huy hiệu quả điều hoà của các hồ đối với đảm bảo môi trường của quận; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêmminh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường, sau xử lý công khai rộng rãi để người dân biết. PV V Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận và chỉ đạo về vấn đề quản lý thoát nước và xử lý nước thải.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==