Khoa học và Đời sống số 35/2022

Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) 22 Bãi sông Hồng “ngập” rác, phế thải xây dựng ĐỜI SỐNG XANH oạt động dùng rác, phế thải xây dựng để lấn chiếm bãi sông Hồng (Hà Nội) đã có từ lâu, nhưng chính quyền sở tại lại “vắng bóng” trong công tác quản lý và xử lý. Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm PhạmTuấn Long cho hay: “Phát triển các không gian bãi giữa, bài bồi nhằm phục vụ nhu cầu cộng đồng của quận nhằm cụ thể hóa định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch phân khu sông Hồng vừa được thành phố phê duyệt. Để triển khai đề án này, quận Hoàn Kiếm đang tiếp tục xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và phối hợp với các bộ, ngành T.Ư, ý kiến của cộng đồng góp ý trước khi trình thành phố và các bộ, ngành phê duyệt”. Thứ hai là nâng chất lượng sống cho người dân vì hiện ở khu vực Chương Dương, Phúc Tân đời sống khá tạm bợ. Thứ ba là đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao của mọi lứa tuổi của người dân Thủ đô. Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triểnđô thị Việt Nam, nếu khai thác được quỹ đất bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng làmcông viên, cây xanh, khu vui chơi giải trí sẽ thu được nhiều lợi ích. Trước hết là tăng tỷ lệ không gian xanh cho khu vực nội đô lịch sử, ít nhất sẽ có thêm 2m2 không gian xanh/ người, đẩy không gian xanh tại khu vực nội đô từ 5,5m2 lên gần 8m2/người, bằngmức nhiều nơi mongmuốn. KTS PhạmThanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, định hướng phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng của quận Hoàn Kiếmmang nhiều ý nghĩa nhưng phải nằm trong kế hoạch chung của thành phố, đặc biệt là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa phê duyệt, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang được rà soát, điều chỉnh. Các quy hoạch chung sẽ là cơ sở để khớp nối, gắn kết và phân chức năng cho từng khu vực, tránh tình trạng “cát cứ” từ mỗi địa phương trong khai thác tiềm năng của sông Hồng. TIÊU PHONG Tình trạng đổ phế thải xây dựng tại khu vực bãi sông Hồng (phường Long Biên, Hà Nội) đã diễn ra từ lâu. Các đối tượng ngang nhiên đắp 1 con đường bằng rác rưởi, gạch vỡ để ngăn dòng chảy. Bãi đổ thải “khủng” dưới chân cầu Vĩnh Tuy Nhiều năm qua, tại vùng đất bãi bồi sông Hồng, địa phận phường Long Biên, thường xuyên xuất hiện hàng loạt các xe tải, xe chở đất nối đuôi nhau ngang nhiên vận chuyển chất thải, vật liệu xây dựng đến đây để chôn lấp. Hoạt động nói trên thậm chí diễn ra công khai ngay giữa ban ngày. Ghi nhận thực tế của phóng viên tại vị trí bãi bồi dưới chân cầu Vĩnh Tuy, hàng ngàn mét đã bị lấp hoàn toàn bởi các loại đất đá, phế thải, vật liệu xây dựng. Lẫn với gạch vỡ là rác thải, phế thải rơi vãi bốc mùi nặng, tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân khu vực, đường sá, cống thoát nước bị ô nhiễm, tắc, ứ đọng, ngoài ra việc canh tác trên đất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng do đất, phế thải san lấp bừa bãi. Theo ước tính, có hàng ngàn mét khối phế thải đã được tập kết, san lấp, chôn lấp tại khu vực dưới chân cầu Vĩnh Tuy. Đáng nói hơn, các phương tiện như máy xúc, máy ủi cũng được huy động làm nhiệm vụ san gạt mỗi khi có phế thải đổ vào. Lấn chiếm đất công? Qua tìm hiểu, được biết toàn bộ khu vực đất bãi dưới chân cầu Vĩnh Tuy đều có nguồn gốc là đất công do chính quyền địa phương quản lý. Đặc biệt, vị trí nói trên tồn tại một dải đất nổi trên sông rộng chừng 2ha, hiện đang trồng nhãn, được ví như “hòn ngọc” của cả vùng bãi sông Hồng. Chính vị thế đắc địa này khiến không ít người nhòm ngó, thậm chí có ý đồ lấn chiếm. Cụ thể, hầu hết các bãi chôn lấp phế thải tại bãi sông Hồng đều vụng trộm và bừa bãi, không theo quy luật nào; song, bãi đổ thải dưới chân cầu Vĩnh Tuy lại hình thành nên một con đường dài hàng trăm mét, bề rộng khoảng 7m, nối từ chân cầu vào đến khu bãi nổi trên sông Hồng. Con đường nói trên ngang nhiên vắt ngang dòng chảy của sông Hồng, gây ra nguy cơ ngập lụt đối với diện tích canh tác của người dân. Đồng thời, trên diện tích được san lấp bằng phế thải, ai đó đã trồng rất nhiều cây xanh như một cách che giấu vi phạm. Được biết, sau khi TP Hà Nội phê duyệt Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, khu vực dưới chân cầu Vĩnh Tuy thuộc vùng R5, là không gian sinh thái trọng tâm của phân khu đô thị sôngHồng, với các khu vực nông nghiệp trồng rau màu, cây cảnh, các khu vực nuôi trồng thủy sản cùng các làng nông nghiệp truyền thống và các công trình di tích lịch sử. Khu vực này được định hướng bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên và văn hóa phục vụ du lịch và phát triển các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cảng Thanh Trì, Bát Tràng), làng nghề Bát Tràng. Vừa qua, quận Hoàn Kiếm, quận Long Biên đang lên các phương án cụ thể đề xuất UBND TP Hà Nội cải tạo khu vực bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch của Thủ đô, tập trung khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, đầu tư cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên, định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn. Đứng trước chủ trương lớn của Chính phủ và TP Hà Nội, việc đổ thải ngăn cản dòng chảy sông Hồng tại phường Long Biên có thể đánh giá là vi phạm nghiêm trọng, cần được xử lý nhanh chóng, đồng thời, quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức để xảy ra vi phạm. Khoa học và Đời sống, Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.n Việc đổ thải này diễn ra từ nhiều năm nay khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu chính quyền sở tại có buông lỏng quản lý? Ngổn ngang các loại rác thải được đổ tại đây. Con đường dài cả trăm mét từ chân cầu chạy đến khu đất giữa sông đã được hình thành. H

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==