Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) Năm 2019, số liệu nghiên cứu của IMF và Đại học Copenhagen cho biết, có tới gần 40% lượng vốn đầu tư ra nước ngoài trên toàn cầu là “vốn ảo”, được chuyển tới các công ty bình phong đóng trụ sở tại những “thiên đường thuế”, như một cách để doanh nghiệp thực hiện “chuyển giá”. Tờ Financial Times trích dẫn nghiên cứu của Đại học Copenhagen cho biết, một nửa lượng vốn ảo trên thế giới – tức khoảng hơn 20% lượng vốn đầu tư ra nước ngoài – tập trung vào các thiên đường thuế như Malta; hay một vài vùng lãnh thổ thuộc Anh như Guernsey, Jerrsey và Isle of Man. Thực tế này buộc nhiều quốc gia trên thế giới – trong đó có nhiều nước thuộc nhóm G7, phải thực hiện các chính sách mạnh tay để cải cách hệ thống thuế. Siết chặt hệ thống thuế được cho là cách đơn giản và hiệu quả nhất trong cuộc chiến với vốn ảo và chuyển giá. Ví dụ như ở Pháp, quốc gia này đã đơn phương thông qua luật đánh thuế với các tập đoàn công nghệ nước ngoài. Với việc là một thành viên trong EU và là một thực thể của nhiều tổ chức kinh tế lớn, việc đơn phương siết thuế của Pháp dường như đã tác động tới các chính sách thuế mới của tổ chức G7 trong giai đoạn 2020 – 2021. Anh Quốc lại có các biện pháp hiệu quả hơn khi nhắm vào việc điều tra các cá nhân, doanh nghiệp có tài sản và thu nhập từ nước ngoài. Việc “Hồ sơ Panama” hồi năm 2015 đã tiết lộ nhiều con đường trốn thuế với một loạt các “đại gia” từ Anh với khối tài sản khổng lồ nhưng bí mật tại các ngân hàng nước ngoài. Bằng cách thành lập các đơn vị điều tra thuế độc lập và chuyên trách, Anh đã thu hồi được hơn 560 triệu Bảng trong giai đoạn từ năm 2018 tới năm 2019. Suy cho cùng, vốn ảo cũng chỉ là một trong số những kỹ thuật tài chính để các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới chuyển dịch tiền và tài sản trên toàn cầu. Các kỹ thuật tài chính này còn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thống kê kinh tế vĩ mô theo cách truyền thống, do chúng khiến số liệu GDP và FDI bị thổi phồng tới một cách vô lý. Để chống lại các kỹ thuật tài chính này, cần có những chính sách mạnh tay, khoa học và đồng loạt giữa các cường quốc cũng như chính quyền sở tại của các “thiên đường thuế”.n giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên. Ngoài mức phạt này, người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với vi phạm về kê khai vốn điều lệ: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên. Nghị định số 122/2021/NĐ-CP cũng nêu điều khoản chuyển tiếp, theo đó: Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểmNghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử lý nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã được ban hành hoặc được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư để xử lý. Trước đây, tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Ở diễn biến tương đồng, TS.LS Đặng Văn Cường đồng tình với phản hồi của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan vụ tăng khống vốn ở Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros: Hành vi này vi phạm khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp về “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”. Theo đó, FLC Faros tăng vốn ảo trước khi lên sàn không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và không chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban và Bộ Tài chính. Nhiều doanh nghiệp làm ăn lớn, vừa, nhỏ… đều khai tăng vốn ảo? Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm ăn lớn, vừa, nhỏ… đều tăng vốn ảo. Nếu cơ quan điều tra “soi” doanh nghiệp nào, nhất là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, ít nhiều việc tăng vốn đều có vấn đề. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, các doanh nghiệp khai, tăng vốn điều lệ ảo thì theo quy định sai phạm của doanh nghiệp nâng khống vốn. Tuy nhiên, phải nói đến cả trách nhiệm của cơ quan quản lý như kiểm toán, Kế hoạch đầu tư và Ủy ban Các tập đoàn đa quốc gia sử dụng kỹ thuật tài chính một cách “điêu luyện” đã khiến các chỉ số tính theo cách truyền thống bị thổi phồng một cách vô lý. Ví dụ như năm 2015, GDP của Ireland tăng tới 26% sau khi một số công ty đa quốc gia chuyển bản quyền sở hữu trí tuệ tới quốc gia này. Trong khi đó, Luxembourg – quốc gia nhỏ bé nằm giữa châu Âu – lại đang là đất nước thu hút FDI… nhiều nhất thế giới. Vốn doanh nghiệp ảo… chế tài của các nước trên thế giới Chứng khoán Nhà nước. Để xảy ra những vụ việc trên do cơ quan quản lý buông lỏng hoặc “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp. “Việc tăng vốn ảo dẫn đến trắng, đen lẫn lộn. Đây là một kênh gọi vốn nên sẽ gây ảnh hưởng, làm mất niềm tin. Do đó, đây là một bài học về công tác quản lý. Quản lý phải có giám sát, kiểm tra. Thị trường chứng khoán trên thế giới dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng họ rất chặt chẽ, trong khi chúng ta thì lỏng lẻo trong quản lý. Dẫn đến doanh nghiệp tưởng lớn mạnh nhưng lại lớn mạnh khống, ảo. Vì thế, kiểm toán cần phải xem lại, thậm chí Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải xem lại, siết lại các quy định để giảm bớt tình trạng trên”, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nói và đề nghị, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chế tài thanh, kiểm tra việc tăng vốn của các doanh nghiệp trước và sau khi niêm yết nhằm minh bạch hoá thị trường chứng khoán, cũng là minh bạch hoá đầu tư kinh tế để nhà đầu tư không bị đặt niềm tin oan vào “bánh vẽ” doanh nghiệp đưa ra. “Phải kiểm tra, xóc lại hết, chứ không phải nay doanh nghiệp này, mai doanh nghiệp khác lộ ra lại làm. Chúng ta phải phòng bệnh chứ để đến ung thư thì chữa trị làm sao được. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần xóc lại toàn bộ, làm cho thị trường chứng khoán lành mạnh lên, bởi đây là kênh gọi vốn rất hay, đừng để bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tương tự”, ông Phú nói.n DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP 20
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==