CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, TPHCM yêu cầu các trường tạm thời chưa thu học phí năm học 2022 - 2023 do chưa có quy định, hướng dẫn mới từ thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã gửi văn bản hướng dẫn tạm thời chưa thu học phí tới UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc. Lý do là HĐNDTPHà Nội chưa ban hành nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn năm học 2022 - 2023. Hiện, Sở vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo UBND TP Hà Nội trình HĐND thông qua nghị quyết này tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp này dự kiến diễn ra vào ngày 12 - 13/9. Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cũng có văn bản hướng dẫn việc thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện; hiệu trưởng các trường THPT công lập và các đơn vị trực thuộc Sở. Theo đó, các đơn vị tạm thời chưa thu các khoản học phí năm học 2022 - 2023 để chờ hướng dẫn cập nhật mức học phí từ UBND thành phố. Các địa phương, trường học duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục - đào tạo công lập trên địa bàn như năm học trước. CC TÒA SOẠN: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ẤN PHẨM CỦA B O TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG TRỤ SỞ: 53 NGUYỄN DU, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TỔNG ĐÀI: (024) 6.2732677; EMAIL: toasoan@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TPHCM: Số 224 Điện Biên Phủ (tầng 5), Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 TỔNG ĐÀI: 0913145116. EMAIL: baokhoahocdoisonghcm@gmail.com PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TSKH PHAN XUÂN DŨNG CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Đ ẶT MU A B Á O VÀ Q U Ả N G C Á O : TẠ I HÀ NỘ I : ( 0 2 4 ) 6 . 2 7 3 2 6 7 9 - TẠ I T PHCM: ( 0 2 8 ) 3 . 8 2 9 2 2 8 0 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - QUẢNG C O VÀ PH T HÀNH: (024) 6.2732623 GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 536 - GP-BTTTT NGÀY 19/11/2020 IN TẠI: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN QUÂN ĐỘI I TRÌNH BÀY: DUY TUẤN Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định đặc xá cho 2.434 phạm nhân đã cải tạo tốt, nhân dịp Quốc khánh 2/9. Đây là năm thứ hai thực hiện theo Luật Đặc xá 2018. Năm ngoái, 3.035 phạm nhân đã được hưởng chính sách này. Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, tổng số tiền các phạm nhân, người nhà phạm nhân được đặc xá đợt này đã nộp khắc phục hậu quả là hơn 67 tỷ đồng. Người nộp nhiều nhất là phạm nhân Huỳnh Tiến Dũng với hơn 4 tỷ đồng. Theo ông Long, 8 phạm nhân trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; 16 phạm nhân nước ngoài (Mỹ: 3, Trung Quốc: 4, Pháp: 1, Campuchia 2...) có tên trong danh sách đặc xá năm nay. Đặc xá năm nay không xét các trường hợp phạm nhân bị kết tội phản bội tổ quốc, gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phá rối an ninh... Người trước đó đã được đặc xá, có hai tiền án trở lên, giết người có tổ chức, hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân, cướp tài sản có sử dụng vũ khí... không được xét. PD Hơn 2.400 phạm nhân được đặc xá dịp 2/9 Lý do ngành dược Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại Ngành dược Việt Nam vừa có thông tin Tập đoàn lớn Hàn Quốc SK có thể rót khoảng 100 triệu USD vốn đầu tư vào chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity. Ghi nhận tại báo cáo tiềmnăngmới đây của Chứng khoánRồng Việt (VDSC), xu hướng nhân khẩu học đang tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược phẩm trong dài hạn. Trong đó, với người cao tuổi, các vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện nhiều và nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc sẽ cao hơn đối với người ở độ tuổi lao động. Đánh giá của Merck Healthcare - công ty dược phẩm của Mỹ, Việt Nam là một trong những thị trường trọng yếu trong định hướng phát triển của Tập đoàn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi lẽ, Việt Nam là một trong số quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân khá cao trong khu vực. Báo cáo gần đây tại cuộc họp của Bộ Y tế vào tháng 4/2022 cho thấy, Việt Namđang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mãn tính đang gia tăng nhanh. Với những lý do trên, doanh thu toàn ngành được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn. Ghi nhận bởi VDSC, doanh thu TTM (Trailing 12 Months - 12 tháng liên tiếp) tính đến quý 1/2022 của kênh ETC và OTC lần lượt đạt 3,9 tỷ USD và 2,7 tỷ USD (tăng 14% so với cùng kỳ). PV 3 địa phương có số lao động “khủng” chưa chi xong tiền hỗ trợ thuê nhà Do số lượng hồ sơ đề nghị hỗ trợ quá nhiều, các doanh nghiệp còn sai sót trong việc lập hồ sơ nên TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... chưa thể hoàn thành việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ như dự kiến. Theo Sở LĐ-TB&XHTPHCM, tính đến ngày 30/8, thành phố đã phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ hơn 1,6 triệu người lao động (NLĐ) với số tiền gần 950 tỷ đồng. Tuy vậy, địa phương mới giải ngân hỗ trợ gần 1,3 triệu lao động với số tiền 736 tỷ đồng (đạt 75%). Tại tỉnh Bình Dương, đến ngày 30/8, địa phương này cũng đã phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ 1,06 triệu lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp với số tiền 677 tỷ đồng nhưng chỉ mới giải ngân 38 tỷ đồng hỗ trợ 36.000 lao động. Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Bình Dương, tỉnh không kịp hoàn thiện hỗ trợ trong ngày 31/8 như mục tiêu trước đây. Tỉnh Bình Dương đã ủy quyền cho cấp huyện tiếp tục chi hỗ trợ cho người lao động, dự kiến trong vài ngày nữa sẽ chi xong gói hỗ trợ tiền thuê nhà. Tỉnh Đồng Nai cũng đã phê duyệt hỗ trợ tiền thuê nhà cho 240.000 lao động với số tiền 338 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 311 tỷ đồng (đạt hơn 92%). Trước đó, theo các chuyên gia về lao động, việc làm, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai là 3 địa phương có số lao động nhận hỗ trợ rất lớn. Cụ thể, ba địa phương này có hơn gần 3 triệu lượt lao động dự kiến hưởng hỗ trợ (cả gói có 5 triệu lao động hưởng hỗ trợ). Nếu 3 địa phương này hoàn thiện việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động thì gói hỗ trợ cơ bản thực hiện xong. Tuy vậy, việc 3 địa phương này chưa thể đảm bảo tiến độ hỗ trợ như dự kiến sẽ khiến việc hỗ trợ ở cả nước chưa thể hoàn thành. MH Nguồn tin từỦy ban Kiểm tra Tỉnh ủyQuảng Trị cho biết, đơn vị này vừa thi hành kỷ luật với 3 cán bộ. Cụ thể, thi hành hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Hồ Ngọc Tình, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan chính quyền huyện, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hướng Hóa; Khiển trách đối với ông Phan Minh Vinh, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ VN huyện Hướng Hóa. Ông Hồ Ngọc Tình trên cương vị Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Trưởng ban Cứu trợ huyện Hướng Hóa và ông Phan Minh Vinh giữ cương vị Phó Trưởng ban Thường trực Ban Cứu trợ huyện Hướng Hóa đã có những khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu xây dựng, chỉ đạo, thực hiện quy chế hoạt động của ban cứu trợ huyện. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hàng cứu trợ do các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhân dân huyện Hướng Hóa khắc phục hậu quả lụt, bão xảy ra vào tháng 10/2020, thực hiện không đúng quy định tại Nghị định 64 của Chính phủ và quy chế tổ chức và hoạt động của ban cứu trợ huyện ban hành. Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy còn kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Công an huyện Triệu Phong, nguyên Đảng ủy viên, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị vi phạm quy định của Bộ trưởng BộCông an về quy tắc ứng xử của công an nhân dân và quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. PV Hà Nội và TPHCM yêu cầu chưa thu học phí năm học mới Quảng Trị kỷ luật cán bộ liên quan đến tiền, hàng cứu trợ lũ lụt
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==