Khoa học và Đời sống số 35/2022

Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP 19 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có thông tin phản hồi về việc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) tăng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng. Việc này xảy ra trước khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu ROS trên thị trường chứng khoán. Hành vi này vi phạm khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp về “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”. Theo đó, ROS tăng vốn ảo trước khi lên sàn không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và không chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban và Bộ Tài chính. đồng. Từ tháng 6/2019, doanh nghiệp này bất ngờ công bố tăng vốn điều lệ lên 127.902 tỷ đồng (tương đương 5,5 tỷ USD). Đây là tăng vốn ảo vì thực tế điều tra khi đó, địa chỉ trụ sở của công ty này chỉ có biển dịch vụ “rửa ôtô, xe máy ngày đêm” ở cổng, bên trong là một căn nhà cấp 4 khóa cửa, không có người ở. Ông Bùi Văn Việt chỉ là người buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ. Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, nhiều doanh nghiệp tăng khống vốn điều lệ chỉ để làm đẹp hồ sơ doanh nghiệp – đánh vào tâm lý chung của đối tác, khách hàng dễ dàng tin tưởng và giao dịch. Không chỉ thu hút nguồn lợi từ khách hàng và đối tác, việc tăng khống vốn điều lệ “khủng” còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng, đồng thời hạn mức vay tất nhiên cũng sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp. “Tình trạng doanh nghiệp khai và tăng khống vốn điều lệ khá phổ biến hiện nay”, TS.LS Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nói và cho biết thêm, theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp; có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn. Ngoài ra, vốn điều lệ đôi khi còn cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn. Tăng khống vốn điều lệ… chế tài xử lý vi phạm hành chính Phân tích về sự khác biệt và trách nhiệm pháp lý giữa tăng khống vốn điều lệ trước khi doanh nghiệp niêm yết và sau khi đã lên sàn chứng “Tại sao đến nay vẫn tồn tại không ít thì nhiều những doanh nghiệp có vấn đề liên quan đến vốn điều lệ”, luật sư Hoàng Tùng đặt câu hỏi. Theo luật sư Hoàng Tùng, hằng năm doanh nghiệp đều có kiểm toán báo cáo tài chính, để thực trạng trên xảy ra, trước hết là do sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị kiểm toán, sâu xa là do quy định pháp luật còn “lỏng lẻo”. Các công ty kiểm toán hay làm việc với tâm thế phục vụ khách hàng là chủ doanh nghiệp, cổ đông lớn của doanh nghiệp niêm yết. Nếu kiểm toán quá chặt, đưa ra những bất lợi thì lần sau sẽ “mất khách” – tạo nên mâu thuẫn lợi ích. Công ty kiểm toán chỉ kiểm toán một cách hết sức “nhẹ nhàng” hoặc đưa ra những nhận xét vô thưởng vô phạt để “giữ chân” khách hàng. Ngăn chặn tình trạng “vốn ảo”, góp phần làm sạch môi trường đầu tư kinh doanh, các cơ quan chức năng, như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp, đặc biệt là quy định về cơ chế “hậu kiểm” một cách chi tiết, cụ thể hơn; đồng thời, cần có một cơ chế, công cụ quản lý hợp lý đảm bảo tạo thuận lợi cho sự ra đời của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển lớn mạnh. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ nên có những chế tài nghiêm khắc để các công ty kiểm toán độc lập làm việc có trách nhiệm hơn. PV “Hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bán các cổ phiếu để kiếm tiền là một việc khác; cần tách bạch trách nhiệm của các chủ thể đối với sự việc này. Trường hợp việc tăng vốn từ nhiều năm trước không nhằm mục đích và hoàn toàn những người làm tăng vốn thời điểm trước khi mã chứng khoán ROS lên sàn là chỉ nhằm làm đẹp hồ sơ doanh nghiệp; rồi không biết được những gì diễn ra những năm sau này; không ăn chia trục lợi từ chiếm đoạt tiền từ nhà đầu tư, thì không đủ căn cứ để quy kết tội lừa đảo theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các tổ chức và cá nhân ở thời điểm tăng khống vốn… Các cơ quan tố tụng cần làm rõ hai yếu tố là gian dối và chiếm đoạt mới đủ căn cứ để kết tội đối với các bị can. Trong quá trình thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ, niêm yết trên sàn chứng khoán, thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán... nên đánh giá cả một quá trình hoạt động nhiều năm của doanh nghiệp, làm rõ động cơ mục đích, cần xác định hành vi nào vi phạm hành chính, hành vi nào đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật quy định tội lừa đảo chiếm đoạt là người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản; giữa thủ đoạn gian dối với hành vi chiếm đoạt tài sản phải có mối quan hệ “nhân quả”, phải là một chuỗi hành vi liên tục. Hành vi gian dối đưa ra phải là hành vi chiếm đoạt tài sản mới cấu thành tội phạm. Bởi vậy, cơ quan điều tra cũng sẽ phải làm rõ động cơ chiếm đoạt tài sản có bắt đầu từ việc tăng vốn điều lệ hay không và những ai có động cơ này?”, TS.LS Đặng Văn Cường nêu quan điểm. khoán, TS.LS Đặng Văn Cường cho biết: Việc tăng vốn của doanh nghiệp được thực hiện trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán, thì hành vi này chỉ vi phạm về mặt hành chính và bị xử lý hành chính là phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện hành vi “tăng khống” vốn điều lệ, nhưng không chiếm đoạt tài sản, hành vi không nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì chỉ bị xử phạt hành chính, từ 80 - 100 triệu đồng, đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có dễ dính? Cần tách bạch trách nhiệm pháp lý trong việc tăng khống vốn điều lệ trước và sau khi lên sàn chứng khoán Trách nhiệm Sở Kế hoạch - Đầu tư, Kiểm toán để… tăng khống vốn?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==