Số 35 (4245) Thứ Năm (1/9/2022) TRI THỨC NHÂN LOẠI 14 Nhữnggiá trị độcđáo hútkháchdu lịch Gai, quận Hoàn Kiếm tổ chức dâng hương hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo Đình Cổ Vũ và đưa vào hoạt động. Theo Chủ tịch UBND phường Hàng Gai Nguyễn Mạnh Linh, đình Cổ Vũ còn là nơi bảo lưu bộ sưu tập di vật văn hóa có giá trị lịch sử. Trong đó có các tấm bia đá cổ mang giá trị đặc biệt hơn cả, bia sớm nhất dựng năm Mậu Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 (1778), các bia có nội dung ghi việc xây dựng, trùng tu, sửa chữa và biểu dương những người công đức. Di tích còn có hệ thống các đạo sắc phong thần dưới triều đại Nguyễn: Duy Tân năm thứ 3 (1909); Khải Định năm thứ 9 (1924)... Ngoài việc giới ình Cổ Vũ nằm tại số 85 Hàng Gai, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, không chỉ là di tích có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật mà còn là một điểm văn hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế tham quan. Đình Cổ Vũ là công trình văn hóa được xây dựng lâu đời để phụng thờ thành hoàng làng và là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân. Điểm văn hóa hấp dẫn du khách Theo cụ Trần Huy Ngọc, một cao niên sống trên phố Hàng Gai, đình Cổ Vũ là một ngôi đình cổ thờ thần Bạch Mã và thần Linh Lang. Ngôi đình này thường được biết đến với hình ảnh một cây đa cổ thụ mọc trùm lên cổng đình. Từ khi còn là đứa trẻ, cụ Ngọc và các bạn đã thường xuyên chơi đùa quanh gốc đa lớn. Nếu nhìn lại những bưu ảnh xưa chụp phố Hàng Gai, sẽ thấy hình ảnh đình Cổ Vũ cổ kính nằm nép mình dưới tán lá đa cổ thụ xanh tốt xum xuê. Đình được xây dựng lâu đời để phụng thờ các thần là Bạch Mã đại vương (vị thần trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long), Linh Lang đại vương (vị trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long). Ngoài ra, di tích còn thờ Bảo Ninh công chúa, phu nhân của Châu mục châu Chân Đăng dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128). Đây là công trình văn hóa có niên đại xây dựng từ thời Lê, đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 4285/QĐ-UBND ngày 4/8/2016. Trải qua thời gian dài, ngôi đình đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần qua các năm: Mậu Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 (1778); Tự Đức năm Tân Tỵ (1881); được trùng tu lớn vào năm Đinh Hợi (2007). Đình Cổ Vũ đã được quận Hoàn Kiếm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo. Di tích có giá trị về lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật Năm 2019, được sự quan tâm của UBND quận Hoàn Kiếm, Đình Cổ Vũ đã được quận phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo. Các hạng mục tu sửa gồm: Nghi môn, Đình chính, sân vườn, tường rào, lối đi, cải tạo hệ thống cấp thoát nước, xử lý chống thấm, lắp đặt hệ thống chiếu sáng kiến trúc, hệ thống phòng cháy chữa cháy… Sau hơn 1 năm triển khai tu sửa, ngày 27/7/2022 (ngày 29/6 năm Nhâm Dần) cán bộ và nhân dân phường Hàng Cuối Thế chiến 2, quan chức cấp cao Đức quốc xã ra lệnh cất giấu lượng lớn vàng bạc, châu báu, tác phẩm nghệ thuật quý hiếm... ở những địa điểm bí mật. Số vàng mà phát xít Đức vơ vét được gây tò mò nhất. Khi thực hiện các cuộc tấn công xâm lược ở Ba Lan, Pháp, Bỉ... trong Thế chiến 2, quân đội phát xít Đức không chỉ chiến đấu nhằm chiếm đóng lãnh thổ kẻ địch mà còn vơ vét, cướp bóc vàng bạc, châu báu, tác phẩm nghệ thuật quý hiếm, cổ vật... ở các nơi đi qua. Nhờ vậy, Đức quốc xã chiếm đoạt được số của cải khổng lồ, đặc biệt là vàng. Theo một số nhà nghiên cứu, binh lính Đức quốc xã đã chiếm đoạt được hàng tấn vàng. Sau đó, kho báu cực giá trị được binh sĩ vận chuyển về Đức. Vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, Hitler và các quan chức Đức quốc xã đánh giá tình hình chiến tranh ngày càng bất lợi cho phía mình. Thậm chí, phát xít Đức có khả năng cao sẽ bị quân Đồng minh đánh bại. Để chuẩn bị cho tình huống xấu này, chính quyền Hitler quyết định chôn giấu lượng vàng khủng ở một số địa điểm bí mật tại châu Âu. Số vàng này sẽ được Đức quốc xã lên kế hoạch sử dụng sau Thế chiến 2 để khôi phục lại lực lượng và vươn lên nắm quyền một lần nữa. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ, Liên Xô cũ và các nước Đồng minh tích cực triển khai việc tìm kiếm vàng bạc, châu báu, cổ vật, tranh quý... bị Đức quốc xã đánh cắp. Theo ước tính, 70% số kho báu rơi vào tay phát xít Đức được các nước Đồng minh thu hồi. Trong đó, nổi tiếng là việc giới chức trách tìm thấy nơi cất giấu vàng thỏi trị giá 517 triệu USD (khoảng 8,5 tỷ USD ngày nay) tại mỏ muối Merkers ở Thuringia, Đức. Từ năm 1945 đến nay, giới chuyên gia ở các nước cùng các thợ săn kho báu săn lùng các kho báu vàng giá trị khác bị Đức quốc xã chôn giấu ở châu Âu. Trong số này, nhiều chuyên gia chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư săn tìm đoàn tàu chở đầy vàng của phát xít Đức nghi chôn vùi ở Ba Lan cuối Thế chiến 2. Một số nguồn tin cho rằng con tàu chở theo 300 tấn vàng. Dù bỏ ra nhiều công sức, thời gian và tiền bạc nhưng đến nay tung tích đoàn tàu chở hàng trăm tấn vàng trên vẫn là một bí ẩn lớn. TÂM ANH (theo LS) Đức quốc xã cất giấu bao nhiêu vàng ở châu Âu? VÂN TUYẾT ĐÌNH CỔ VŨ: Khách nước ngoài ghé thăm Đình Cổ Vũ. Chuông cổ trong đình. Khánh cổ là một di vật thu hút du khách. Các tấm bia đá cổ mang giá trị đặc biệt. thiệu về công tích và sự nghiệp của các vị thần được thờ, các di vật này còn minh chứng cho sự ra đời sớm của đình Cổ Vũ. Giá trị nghệ thuật độc đáo của di tích được thể hiện tập trung qua hệ thống các di vật gỗ chạm như: hoành phi, câu đối, cửa võng, ngai thờ... đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp kiến trúc của di tích. Chủ đề trang trí vẫn là những linh vật và hoa cỏ truyền thống thể hiện sự khát vọng của con người đối với cuộc sống thiên nhiên. Mỗi năm 2 lần, chính quyền và nhân dân địa phương lại tề tựu đông đủ tại đình Cổ Vũ, tổ chức tế lễ tưởng nhớ công đức của các vị thần. Ngày 16 tháng 4 (âm lịch) là ngày hóa thần Bạch Mã, ngày 12 tháng Chạp là ngày hóa của thần Linh Lang. Với một cảnh quan tôn nghiêm và mang đậm không gian văn hóa truyền thống, lại tọa lạc trên tuyến phố văn minh thương mại, đình Cổ Vũ không chỉ là di tích có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật mà còn là một điểm văn hóa hấp dẫn thu hút đông du khách trong nước và quốc tế tham quan.n Đình được chạm trổ điêu khắc tinh xảo. Đình Cổ Vũ thờ thần Bạch Mã và thần Linh Lang. Đ
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==