Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

48 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 dại, tả, thương hàn. Trong ký ức của GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn, bại liệt là một trong những căn bệnh “hãi hùng nhất” thời đó. Khoảng năm 1959 -1960 bại liệt đã bùng phát thành dịch lớn tại các tỉnh phía Bắc. Tỷ lệ mắc lên tới 126,44/100.000 dân, người chết la liệt, di chứng để lại vô cùng lớn. Trước tình hình cấp bách, GS Hoàng Thuỷ Nguyên, ông tổ của ngành vắc xin Việt Nam được cử sang Liên Xô tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin bại liệt dạng uống có tên gọi Sabin. Sau 3 tháng, ông trở về nước và thành lập nhóm các nhà khoa học để triển khai sản xuất vắc xin tại Việt Nam. Vì vắc xin này chỉ có thể sản xuất bằng cách nhân virus trên thận của loài khỉ vàng (Macaca mutala). Nên việc thành lậpmột khu nuôi khỉ là nhiệm vụ cấp bách. Ông kể, khi GS Hoàng Thuỷ Nguyên tiếp nhận vắc xin bại liệt ở Liên Xô, ở nhà ông được giao nhiệm vụ đi tìm đảo nuôi khỉ. Ông cùng hai lãnh đạo của viện đi suốt từ Hải Phòng, Cát Bà xuống tận Vân Đồn. Đảo Tuần Châu là một trong những đích ngắm đầu tiên nhưng đảo rộng quá và gần làng chài có thể nhiễm bệnh hoặc khỉ vào đất liền nên đành loại. May thay, cuối cùng lại tìm thấy đảo Rều - một hòn đảo mấp mô, chỉ thấy rong rêu không có người ở giữa vịnh Bái Tử Long. “Đó là cú “chốt hạ” may mắn”, ông nhớ lại. GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn kể thêm: “Lúc đầu khỉ từ việc sống ngoài thiên nhiên đưa vào chăn nuôi nhốt rồi cho ăn chuối cam quýt, cơm nấu nhưng nó vẫn tiêu chảy vì chưa kịp “BỆNH DỊCH ĐẾN ĐÂU, CHÚNG TÔI TRĂN TRỞ TÌM VẮC XIN ĐỂ CHẶN ĐẦU ĐẾN ĐÓ” - LÀ TÂM SỰ CỦA GS.TSKH NGUYỄN VĂN MẪN, NGƯỜI CÓ CÔNG LỚN THÚC ĐẨY CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG VÀ SẢN XUẤT VẮC XIN “MADE IN VIETNAM”. SƠN HÀ Giáosưtiênphongchặnđầu virus“tửthần”ởViệtNam Bại liệt là một trong những căn bệnh “hãi hùng nhất” thời đó. Tỷ lệ mắc lên tới 126,44/100.000 dân, người chết la liệt, di chứng để lại vô cùng lớn. Cuộc chiến chống lại các virus tử thần đã được các nhà khoa học Việt thực hiện từ nhiều năm trước. Trong số những người thầm lặng đi tiên phong đối đầu virus phải kể đến GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn. Gian khổ với vắc xin bại liệt Năm 1952, khi mới 18 tuổi, GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn, nguyên Phó Chủ nhiệm tiêm chủng mở rộng (TCMR) toàn quốc, đặc trách khu vực phía Bắc, đã quyết định gắn mình với ngành vắc xin và tiêm chủng đầy gian khổ khi chọn kỹ thuật viên tại Viện Vi trùng học Việt Bắc (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương ngày nay). Viện Vi trùng học Việt Bắc thời đó nổi tiếng với việc sản xuất hàng loạt vắc xin “thô sơ” như đầu mùa, GS.TSKH. Nguyễn Văn Mẫn, có công lớn trong việc thúc đẩy chương trình tiêm chủng mở rộng và sản xuất vắc xin “made in Vietnam”

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==