Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

41 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 mọi người mới chỉ biết đến các loại chè có nguồn gốc từ miền Bắc. Với việc áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử trong việc đánh giá đa dạng nguồn gene, chị đã tạo lập nguồn kiến thức về đặc điểm các giống chè đang được trồng tại khu vực miền Trung. Đây sẽ là công trình đầu tiên đánh giá sự di truyền của các giống chè ở miền Trung. Đặc biệt, nghiên cứu còn nhận diện chè Truồi, là loại chè quý, từng là thức uống phổ biến trong cung đình Huế. Đề án được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đa dạng di truyền, định danh cấp độ các loài để có thể đảm bảo chất lượng của các loại chè, từ đó giúp bảo tồn các nguồn vật liệu quý và đặc hữu, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của cô đô Huế. “Kết hợp với chính quyền địa phương, tôi còn có mong muốn đưa chè Truồi trở thành sản phẩmOCOP”, chị Nhi chia sẻ. Trong quá trình nghiên cứu, chị phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách của cuộc sống mới khi ở Nhật. Để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của một nghiên cứu sinh, chị đã phải làm việc rất chăm chỉ trong suốt 3 năm. Tuy nhiên, quãng thời gian đó đã khiến chị được rèn luyện về nghiên cứu và học hỏi được rất nhiều. Hiện tại, công trình này đang ở bước đầu của công việc nghiên cứu. Với phần thưởng từ giải thưởng Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022, việc tiến hành nghiên cứu diễn ra thuận lợi hơn và đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. TS Hà Thị Thanh Hương: Phát hiện sớm bệnh Alzheimer qua dấu ấn sinh học TS Hà Thị Thanh Hương, Trưởng bộ môn Kỹ thuật mô và y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM được vinh danh với đề án nghiên cứu về kỹ thuật phát hiện sớm bệnh Alzheimer qua việc sử dụng dấu ấn sinh học có trong huyết tương là protein p-tau 217. Đề án này tập trung vào việc sử dụng những dấu ấn sinh học có trong huyết tương được dùng cho chẩn đoán Alzheimer là protein tau được phosphoryl hoá (p-tau). P-tau là một thành phần quan trọng kích hoạt sự hình thành của đám rối tơ thần kinh nội bào, vốn là một cơ chế bệnh sinh quan trọng của bệnh Alzheimer. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào hướng tới việc phát triển một xét nghiệm kết hợp hóa chất miễn dịch và hạt nano để chẩn đoán sớm AD sử dụng mẫu huyết tương. Vì thế, nghiên cứu của TS Hương có ý nghĩa quan trọng khi hướng đến việc áp dụng một xét nghiệm siêu nhạy đã được xác minh là hoạt động hiệu quả với p-tau 181, một dấu ấn sinh học AD có nồng độ thấp trong máu. Phương pháp này rất tiềm năng trong việc mang lại độ chính xác cao với giới hạn phát hiện và định lượng tối thiểu, đảm bảo phát hiện được sự thay đổi nồng độ p-tau trong mẫu máu dù là nhỏ nhất để phân biệt bệnh nhân AD với nhóm chứng. Nhóm nghiên cứu của TS Hương đã kết nối Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện 30-4, cũng như các nhóm chẩn đoán phân tử từ Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách khoa HCM để hợp tác trong tương lai cùng triển khai hướng nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tiễn.n TS Hà Thị Thanh Hương (trái) đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng về khoa học thần kinh Early Career Award do IBRO trao tặng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==