Tri thức và Cuộc sống số Tết Quý Mão 2023

13 TRITHỨC&CUỘCSỐNG TẾTQÚYMÃO2023 l Theo ông, có nên chuyển sang ăn Tết Dương lịch, khi Tết Tây vẫn giữ được ý nghĩa đoàn viên, chu trình sinh học, tự nhiên, mà lại hội nhập với thế giới? - Những người đề xuất bỏ Tết cổ truyền là không hiểu gì về văn hóa và rất sai lầm. Người ta có thể hòa nhập mọi cái, nhưng riêng văn hóa thì phải giữ bản sắc. Giống như trang phục, tại sao Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế lại chủ trương mặc áo dài, khôi phục quốc phục dân tộc? Bởi vì chúng ta càng hội nhập, càng phải có cái riêng trong cái nhận diện. Tết cũng thế, nhưng có cấp độ cao hơn rất nhiều, bởi nó là biểu trưng văn hóa của một dân tộc. Nếu chúng ta bỏ cái Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch thì sẽ mất đi cái riêng của chính mình, bị hòa tan, không có ý nghĩa. Có thể thay đổi theo quy luật tự nhiên… nhưng cái gì cần giữ phải giữ l Nhiều phong tục, lễ nghi đã được thay đổi cho phù hợp với thời hiện đại. Trong dịp Tết, nhiều gia đình đã chọn đi du lịch thay vì ở nhà… Dù không muốn, quy luật phát triển vẫn tự điều chỉnh những gì phù hợp, kể cả văn hóa, thưa ông? - Mọi cái đều có thể biến đổi theo quy luật phát triển. Nhưng cần phải tinh tường nhìn ra, cái gì cần giữ phải giữ, cái gì có thể điều chỉnh. Như Tết cổ truyền, gắn với hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh tét… là những cái thuộc về bản sắc văn hóa của Việt Nam. Là bản sắc thì nhất định phải giữ. Còn việc có thể cùng nhau đi chơi, đi du lịch, chứ không nhất thiết phải ở nhà tất cả các ngày Tết… thì có thể tùy hoàn cảnh mà thích nghi cho phù hợp. l Trong ký ức, điều nào khiến ông nhớ nhất khi nghĩ về Tết? - Tết ở Huế có rất nhiều cái đáng nhớ với những phong tục đẹp. Một trong những điều tôi nhớ nhất là sự sum họp: những bữa cơm đông đủ cả nhà, không khí rộn ràng, náo nức trước Tết khi cùng nhau dọn dẹp, “Nếu chúng ta bỏ cái Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch thì sẽ mất đi cái riêng của chính mình, bị hòa tan, không có ý nghĩa”.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==