Khoa học và Đời sống số 2+3+4 - 2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 2+3+4 (4264+4265+4266) Thứ Năm (12/1/2023) 3 BẮT GIAM CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM: Lại hối lộ! BỘ TRƯỞNG NGUYỄN KIM SƠN: 2023 thách thức lớnvới ngànhGiáodục Đây là chia sẻ của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trong cuộc trò chuyện với PV Khoa học và Đời sống. 2022 :“Thách thức - Nỗ lực - Kết quả khả quan” l Thưa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đâu là thách thức lớn nhất mà ngành giáo dục phải vượt qua trong năm vừa qua? - Năm 2022 có thể tóm lược ngắn gọn trong mấy từ khóa sau đây: Thách thức - Nỗ lực - Kết quả khả quan. Trong năm học vừa qua, ngành giáo dục vừa chống dịch vừa kiên quyết mở trường học và thực hiện các biện pháp an toàn để mở cửa trường học toàn bộ 63 tỉnh/ thành. Đến thời điểm tháng 4/2022, mọi việc mới trở lại bình thường. Nhìn lại những việc đã qua chúng ta thấy bình thường, nhưng trong thời khắc đó, đối với ngành giáo dục là một thử thách rất lớn, bởi khi đó, việc tiêm vắc xin cho trẻ em hầu như chưa có, những hiểu biết về dịch bệnh cũng còn rất hạn chế và nhiều khó khăn khác của công tác phòng chống dịch. Nhưng với quyết tâm rất cao, ngành giáo dục đã phối hợp với ngành y tế tổ chức mở cửa trở lại trường học. Đặc biệt, một thách thức lớn, một vấn đề nổi bật, đáng chú ý trong năm qua với ngành giáo dục mà mọi người cũng đã chứng kiến, đó là sau một thời gian dịch bệnh, có một bộ phận giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, nhiều trường mầm non tư thục đóng cửa, … Điều này đã gây ra sự thiếu hụt đối với giáo viên. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra cho ngành thách thức làm thế nào đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của giáo viên, để có thể vừa duy trì các hoạt động bình thường của ngành cũng như nâng cao chất lượng, tiếp tục đổi mới, đạt được kết quả mới. Trước những thách thức của toàn ngành, từ cán bộ quản lý cho đến toàn thể giáo viên đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc. Trong đó, phải ghi nhận rất cao sự cố gắng của tập thể hơn một triệu giáo viên, một năm qua đã nỗ lực hết mình để đạt những kết quả rất đáng khích lệ. l Đâu là thách thức mà ngành giáo dục sẽ tiếp tục đối mặt trong năm 2023? - Một trong những thách thức lớn là thực hiện thành công năm trọng tâm của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, mà cụ thể là triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả và đúng lộ trình đặt ra. Để thực hiện công cuộc đổi mới thành công cần rất nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực về mặt tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Nguồn lực này giúp các địa phương có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện cơ sở vật chất: trường học, lớp học, trang thiết bị phòng học, thực hành, dụng cụ học tập... Những vấn đề như đảm bảo giáo viên cũng được xem là thách thức trong quá trình đổi mới. 2023: Tìm mọi giải pháp không để thiếu giáo viên l Trước những thách thức như vậy, nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ GD&ĐT ưu tiên giải quyết là gì? - 2023 là năm quan trọng trong lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là năm tập trung rất nhiều việc, tiêu biểu như: tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 và cũng là năm chỉ đạo triển khai biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 5, 9, 12. Chúng tôi phải tiếp tục tập trung giải quyết những khó khăn, thách thức mà trong quá trình triển khai đã và có thể sẽ xảy ra như: triển khai những môn học mới trong chương trình; tìm mọi giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; thiếu cơ sở vật chất; thiếu các điều kiện để triển khai. Đây là những việc lớn và khó, là những thách thức lớn với ngành Giáo dục. Ngành giáo dục sẽ cần phải đánh giá xem quá trình sau 10 năm thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29, những gì đã làm được, những gì còn tiếp tục phải triển khai. Chúng tôi cũng thực hiện trách nhiệm giải trình trước đoàn giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện Nghị quyết 88, Nghị quyết 51. Đây là dịp mà ngành sẽ nhìn lại những công việc đã, đang và sẽ làm xem còn gì cần điều chỉnh trong những năm tiếp theo để tiếp nối tinh thần đổi mới giáo dục mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã giao cho ngành... l Có ý kiến cho rằng, chương trình dù hay đến đâu, nếu không có người thực hiện “Năm 2023, chúng tôi tiếp tục tập trung giải quyết những khó khăn, như: triển khai những môn học mới trong chương trình; tìm mọi giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; thiếu cơ sở vật chất; thiếu các điều kiện để triển khai. Đây là thách thức lớn với ngành Giáo dục”. “Mong tất cả những nhà báo, những người làm công tác truyền thông thông tin sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần đổi mới tới người dân, cùng chia sẻ những khó khăn thách thức của ngành. Vì trong công cuộc đổi mới, những người làm truyền thông, thông tin, báo chí có vai trò hỗ trợ, trợ giúp rất quan trọng”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ. thì cũng không thể thành công được. Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo thực hiện chương trình mới như thế nào, thưa Bộ trưởng? - Chúng tôi dự kiến dự thảo và trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và trình Quốc hội dự thảo Luật nhà giáo. Đây là văn bản luật mà chúng tôi đang tập trung để xây dựng. Qua đó, có một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng làm căn cứ để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tiếp theo. l Nhân dịp đầu xuân năm mới, Bộ trưởng có chia sẻ gì muốn gửi gắm tới những nhà giáo, phụ huynh, học sinh…? - Tôi mong muốn toàn ngành, tất cả các nhà giáo tiếp tục ra sức nỗ lực, cố gắng để hoàn thành trách nhiệm, sứ mệnh, nhiệm vụ rất lớn mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cùng nhân dân giao phó. Tôi mong rằng, toàn thể xã hội, các bậc phụ huynh, các năm vừa qua đã luôn đồng hành, hỗ trợ với ngành giáo dục, với các nhà giáo trong mọi hoạt động thì trong quá trình đổi mới sẽ có sự chia sẻ, đồng hành cùng với ngành. Sự đồng hành này không chỉ đem lại những điều tốt đẹp cho các bạn học sinh, cho các thầy cô giáo mà còn cho cả ngành giáo dục. l Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!n MAI LOAN (thực hiện) Từ việc Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà và trước đó nhiều quan chức xộ khám do nhận hối lộ cho thấy đây không chỉ là hành vi tham nhũng mà đó còn là sự xuống cấp, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống. Trao đổi với Khoa học và Đời sống, GS. TS. Lê Hữu Nghĩa - Chủ tịch Hội Triết học, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (một trong 106 Trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu 2022 được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vinh danh) cho biết, từ việc ông Đặng Việt Hà và trước đó nhiều quan chức xộ khám do nhận hối lộ cho thấy tình trạng tham nhũng ngày càng tinh vi, có tổ chức, lợi ích nhóm, can thiệp, thao túng của một số cán bộ có chức có quyền. “Đây không chỉ là hành vi tham nhũng mà đó còn là sự xuống cấp, suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ. Những người này không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không gìn giữ sự liêm sỉ, trách nhiệm của mình, bị lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân làm cho mờ mắt. Đồng thời cho thấy, tiêu cực (suy thoái, tư tưởng, đạo đức, lối sống…) là một trong những nguyên nhân cơ bản của tham nhũng, đi liền với nhau như hình với bóng. Do đó, phòng chống tham nhũng phải đi đôi với phòng chống suy thoái, tiêu cực”, GS. TS. Lê Hữu Nghĩa nhấn mạnh Mới đây, cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đặng Việt Hà - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam về tội "Nhận hối lộ". Trước đó, 3 cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm Trần Anh Quân - quyền trưởng Phòng; Đặng Trần Khanh - Phó trưởng phòng và Phạm Đức Ngọc - Chuyên viên đã bị khởi tố về tội danh trên. Đại diện phòng Cảnh sát sự hình Công an TP HCM cho biết, các đơn vị tư nhân muốn lập các trung tâm đăng kiểm, phải chung chi hàng trăm triệu đồng cho lãnh đạo các phòng ban và Cục Trưởng Cục Đăng kiểm để được cấp giấy phép, tạo điều kiện hoạt động từ đó gây ra các hành vi vi phạm pháp luật. Hàng tháng, hằng quý các trạm, các trung tâm đều phải chung chi tiền cho các cán bộ Cục Đăng kiểm và lãnh đạo các phòng ban thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng như Cục trưởng Đặng Việt Hà. HẢI NINH GS. TS. Lê Hữu Nghĩa BộTrưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==