Khoa học và Đời sống số 2+3+4 - 2023

Số 2+3+4 (4264+4265+4266) Thứ Năm (12/1/2023) rong tiềm thức người Việt, cúng Ông Công, ông Táo và cúng Giao thừa luôn là một tục lệ thiêng liêng bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần, đồng thời, cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 KHÁNH MAI Cúng Táo quân, Giao thừa thế nào là chuẩn nhất? T Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết ông Công ông Táo, Giao thừa chuyển giao năm cũ và năm mới. Để chuẩn bị cho nghi lễ này được đầy đủ, chu đáo, gia chủ cần lưu ý những điều sau: Sửa lễ cúng Táo quân Theo quan niệm từ xưa truyền lại, mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Vị Thổ công này mỗi năm đều được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày này ở Việt Nam gọi là ngày ông Táo chầu trời hoặc là ngày Tết ông Công ông Táo. Trong ngày này, các gia đình làm cỗ cúng rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới. Thổ công tức Táo quân là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng ông Công ông Táo quan trọng nhất là Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp. Trong lễ này, sau khi cúng xong, ông Táo lên chầu Thượng đế để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Để chuẩn bị cho ông Táo lên trời, thời xưa các gia đình sẽ đốt vàng mã, mũ áo, hia của năm trước và phóng sinh một con cá chép để làm “ngựa” cho ông Táo cưỡi. Người ta tin rằng sau khi cúng, cá sống cùng tro của vàng mã mũ áo được đổ ra sông hay ao hồ thì ông Công sẽ nhận được. Con cá sau khi phóng sinh sẽ hóa rồng để đưa ông Công lên trời. Còn thời nay, nhiều gia đình thường không thờ mũ áo cả năm mà đến dịp Tết ông Táo mới mua và sau khi cúng xong cũng hóa ngay. Do ý nghĩa của lễ là như vậy nên để sắm lễ cúng ông Táo, trước hết phải mua mũ, áo, hia. Mũ Thổ công phải có 3 chiếc gồm 1 chiếc đàn bà và 2 chiếc đàn ông. Mũ đàn ông có cánh chuồn còn mũ đàn bà không có. Màu sắc của mũ thì tùy theo nạp âm ngũ hành của năm mà chọn. Chẳng hạn năm mang hành mộc thì chọn màu xanh, hành kim màu trắng, hành hỏa màu đỏ, hành thổ màu vàng và hành thủy màu đen. Ở một số nơi còn có tục đốt ngựa vàng mã biếu ông Táo thì cũng có thể chọn màu ngựa theo ngũ hành. Sau mũ áo, một vật phổ biến nữa phải có là con cá chép sống thả trong chậu nước để sau cuộc lễ sẽ phóng sinh ra ao hồ. Về cỗ cúng ông Táo, gia chủ có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món cổ truyền khác. Tuy nhiên có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng. Chẳng hạn như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó. Cỗ đem cúng phổ biến là làm từ thịt lợn, thịt gà. Cách sắm lễ cúng Giao thừa tại tư gia Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời. Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời, việc này có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng... nếu là Phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng. Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà, đây là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm. Vì vậy, khi tiến hành nghi lễ Mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường thấy nhất bao gồm: - 1 đĩa gạo - 1 đĩa muối - 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng - 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống - 1 bát canh mọc hoặc canh măng - 1 đĩa xào thập cẩm - 1 đĩa giò - 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng - 1 đĩa chè kho - 1 đĩa hoa quả - 1 ấm trà sen - 3 chén rượu - 1 quả bưởi - 1 quả cau, lá trầu - 1 lọ hoa đào nhỏ - 1 lọ hoa cúc - 1 tập giấy tiền, vàng mã Văn khấn ông Công ông Táo Nammô a di đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là… Ngụ tại… Hômnay, ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nammô a di đà Phật! (3 lần) Theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” (Nxb Văn hóa Thông tin) giao thừa, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành. Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh dầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.n Một mâm lễ cúng ông Táo. (Ảnh minh họa) Cúng Giao thừa ngoài trời.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==