Khoa học và Đời sống số 2+3+4 - 2023

Số 2+3+4 (4264+4265+4266) Thứ Năm (12/1/2023) TRI THỨC NHÂN LOẠI 14 Lễ cúng ông Táo: Ngày này chỉ đơn giản là ngày thay cát lư hương, quét dọn bàn thờ gia tiên. Không khí Tết thực sự bắt đầu từ ngày 25 khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề và cũng là lễ tất niên. Tự làm tất cả món ăn ngày Tết: Có đến hàng trăm món như bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chả thủ, nem tré, hành muối, kiệu chua… Ngọt cũng đủ loại từ mứt bánh, mứt gừng, mứt me, bánh in, bánh dẻo, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía. Sự cầu kỳ trong cúng kiếng: Trước Tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng Tất niên, cúng lên nêu, cúng rước ông bà về ăn Tết.... Từ sáng mồng Một Tết trở đi phải cúng ông bà ngày ba bữa, ngày Sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Đến chiều mồng ba phải làm cỗ cúng đưa tiễn ông bà. Tiếp theo là cúng đầu năm, cúng sao cúng rằm nguyên tiêu… Không ra khỏi nhà trước và sau khi Giao thừa: Đối với tục xông đất, người Huế gọi là đạp đất. Nếu ở nơi khác có thể người ta tự ra ngoài rồi về xông đất nhà mình thì ở Huế người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người có chức sắc, học vấn hay người nhẹ vía, có tài lộc để may mắn theo họ đến với gia đình suốt cả năm đó. Muôn kiểu xem bói: Trong Phong vị Tết Việt, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kể ra rất nhiều hình thức bói toán mà cứ mỗi độ Tết đến xuân về lại nở rộ ở Huế. Nào là bói hoa, bói xăm hường cho đến bói tuồng… Bói hoa thường được giới trẻ Huế sử dụng để xem tình duyên. Họ lấy một bông hoa cúc, bắt đầu ngắt từ cánh hoa ở trung tâm rồi xoay quanh lần lượt đến hết. Vừa ngắt đếm từng cánh hoa họ vừa nói theo thứ tự: “nàng yêu tôi”, “nàng yêu tôi nhiều”, “nàng yêu tôi say đắm”, “nàng không yêu tôi chút nào cả”. Cứ như thế cho đến cánh hoa cuối cùng rơi vào nhóm chữ nào thì duyên số cũng đạt tới vận mệnh đó. Bói tuồng: Để bói tuồng, các giai thanh gái lịch không vào xem vở tuồng từ đầu mà vào đột xuất. Nếu tuồng đang diễn đến lớp nào, buồn hay vui thì xem như ứng với mệnh mình. Bói xăm hường: Là trò chơi gieo con xúc xắc (còn gọi là hột tào cáo, hột xí ngầu) để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa, gồm: Tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Ngay tên gọi của các quân cờ cũng đã thể hiện tính nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa. Bói đò: Nguyên ở giữa chợ Gia Lạc (vùng Vĩ Dạ) và chợ Dinh (vùng Gia Hội) trên sông Hương ở Huế có một con đò ngang mà người ta nói là rất thiêng. Trong ngày Tết, người dân Huế coi việc mình kịp đò hay không để xem là điềm lành hay xấu. Nếu người ta đến bến đò mà con đò vẫn đang nằm chờ hoặc vừa mới ghé vào bờ thì đó là vận may, buôn bán sẽ hanh thông suốt năm còn nếu phải chờ đò lâu hoặc đến lúc đò vừa rời đi thì là điềm xấu… Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, là muôn người nô nức. Vua chúa khi xưa, cũng chờ đón Tết cổ truyền chẳng kém muôn dân là mấy. Có điều, mỗi người một thú khác nhau. Nước Việt từ thuở dựng nước đến nay, lễ Tết, hội hè ngày càng phong phú, đa dạng, cũ mới đan xen. Nhưng, Tết Cả mà dân gian quen gọi là Tết Nguyên đán thì vẫn thế, được hình thành và bảo lưu, phát triển. Lễ hội hoa đăng, định công ban thưởng Thời vua Lê Đại Hành, năm Nhâm Thìn (992), để đón Tết cổ truyền của dân tộc, vua Lê “ngự điện Càn Nguyên xem đèn” (trích Đại Việt sử ký toàn thư), thưởng thức lễ hội đèn hoa đăng ở Hoa Lư. Đời sau thời Lý, cũng sách trên cho hay, vua Lý Nhân Tông năm Bính Ngọ (1126) cũng dịp này “mở hội đèn Quảng Chiếu 7 ngày đêm. Tha người có tội giam ở phủ đô hộ. Cấm nhân dân mùa xuân không được chặt cây”. Cũng thời Lý, vua thứ năm là Lý Thần Tông trong dịp Tết Nguyên đán đã lệnh “mở vườn Diên Quang tại hương Lãnh Kinh” để hoàng thân quốc thích được ngắm hoa thơm, cỏ lạ. Sang thời nhà Trần, vào năm Mậu Ngọ (1258), sử cũ còn ghi nhận sau chiến thắng quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ngày mùng Một Tết Nguyên đán đã thiết triều, cho trăm quan vào chầu, vỗ về dân chúng để yên nghiệp nước. Đồng thời với ngày lễ dân tộc, vua cũng nhân đó mà định công ban thưởng cho các tướng lĩnh có công chống giặc ngoại xâm. Việc đó ý nghĩa biết bao khi giúp củng cố lòng trung thành của quân dân với triều đại. Ấy nhưng cũng thời Trần, vào thời Vua thường đi ngắm phố phường dịp Tết. Ảnh minh họa. trị vì của vua Trần Dụ Tông, ông vua này lại không có được những việc làm tốt đẹp như tiền nhân. Do là ông vua ham ăn chơi, hưởng lạc, nên dịp Tết cổ truyền càng là dịp để vua được mặc sức với những ham thích của bản thân. Yết Thái miếu, ban đại yến Đến thời nhà Lê sơ, phong tục tốt đẹp, đất nước phồn thịnh, nên việc đón Tết cổ truyền dân tộc của vua có phần mang tính biểu trưng cao, như vua Lê Thái Tông, thường vào dịp Tết, nhân ngày mùng Một tháng Giêng, vua cùng bách quan văn võ đến yết Thái miếu như cách ghi nhớ công ơn giành lại nước, sáng lập triều đại của tổ tông. Đồng thời không quên quan hệ ngoại giao hữu hảo, vua thân chinh đến Khách quán trong Đông Đô, gặp gỡ sứ thần nhà Minh. Công việc xong xuôi, vua về cung mặc áo trắng coi chầu, cho dàn nhạc nổi lên điệu Bình Ngô phá trận, các quan đều mặc cát phục dâng biểu mừng vua, chúc cho muôn họ no đủ, đất nước thái bình. Sau này, vua Lê Nhân Tông vẫn duy trì lệ tốt đẹp đó, lại đến ngày mùng Ba của Tết ban đại yến cho vương hầu, quan lại: “Bính Tỵ (1456). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mùng Ba, ban đại yến cho các quan, Lạng Sơn vương là Nghi Dân cùng dự” (trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Lệ du xuân ngày mùng Một Tết Có lẽ, việc đón Tết Cả của vua Việt được biết đến nhiều hơn cả là vào đời nhà Nguyễn. Theo đó, vua nhà Nguyễn có lệ du xuân vào ngày mùng Một Tết. Cứ mỗi khi đến ngày này, buổi chiều vua ngồi kiệu vàng cùng đoàn ngự đạo hộ giá nhà vua với 2 con voi và 2 con ngựa đi đầu ra khỏi Đại Nội dạo quanh kinh thành, thăm thú dân tình, lại cho dân được ngắm long nhan. Việc này được ghi nhận từ đời vua Đồng Khánh, các vua sau cũng nối tiếp mà theo lệ. Riêng đối với vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến nước ta và của nhà Nguyễn là Bảo Đại, do tiếp xúc với văn hóa Âu châu, hưởng thụ nền giáo dục từ nước Pháp nên thú chơi xuân của vua cũng có khác. Sau khi làm lễ thiết triều ở điện Thái Hòa, vua Bảo Đại cùng Nam Phương Hoàng hậu đến vấn an, chúc thọ bà Từ Cung. Vốn yêu thể thao, vua Bảo Đại rất thích môn chơi quý tộc, cứ chiều mùng Một hoặc sáng mùng Hai Tết vua về đánh golf ở vùng đồi núi Dạ Lê (nay là phường Dạ Lê, thị xã Hương Thủy) vừa giải trí vừa rèn luyện thể lực.n Đặc biệt Tết Nguyên đán chốn kinh đô xưa Là kinh đô xưa, Huế còn lưu giữ nhiều tập tục xưa trong việc đón và ăn Tết Nguyên đán để tạo nên một nét riêng biệt của mình. VŨ TIẾN ĐỨC Đua ghe trên sông Hương. Thú đón Tết độc đáo của vua chúa Việt Trước ngày mùng Một Tết, bệ rồng của vua được đặt ở chính giữa cửa điện Kính Thiên, bảo án đặt phía đông, hương án trước bệ rồng. Dàn nhạc cổ và đại nhạc ở hai bên sân điện. Đến canh năm, vua được rước lên bệ rồng, nhạc Văn quang (nhạc nổi) vang lên, cũng là lúc trời vừa sáng. Bách quan đã tề tựu hai bên sân rồng. Quan tuyên biểu dâng biểu chúc mừng của quan lại trong triều và các đạo chúc vua “vạn thọ vô cương”: “nay gặp tiết chính Nguyên đán, chúng thần kính nghĩ rằng hoàng đế bệ hạ vâng chịu mệnh trời, sáng cầm nghiệp lớn, gặp ngày chính đán, thêm hưởng phúc lành, chúng thần khôn xiết vui mừng chúc tụng, kính chúc hoàng thượng sống lâu muôn năm”. Xong đến lượt quan truyền chế đọc chế mừng của vua dành cho quan lại, thần liêu. Các quan dưới sân nghe xong cảm ơn, tung hô “vạn tuế”. Khi nghi thức trên hoàn thành, buổi chúc mừng năm mới của triều đình kết thúc. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí TRẦN ĐÌNH BA

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==