Khoa học và Đời sống số 2+3+4 - 2023

Số 2+3+4 (4264+4265+4266) Thứ Năm (12/1/2023) 10 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) vừa tổ chức lễ gặp mặt, chúc Tết các cán bộ hưu trí từng công tác tại cơ quan Trung ương LHHVN qua các thời kỳ. Tại buổi gặp mặt, các cán bộ hưu trí của cơ quan LHHVN qua các thời kỳ rất phấn khởi trước những thành tựu LHHVN đã đạt được trong năm qua, cảm ơn sự quan tâm chu đáo của lãnh đạo LHHVN. Đây không chỉ là buổi giao lưu, gặpmặt giữa các thế hệ mà còn là dịp để cho các thế hệ cán bộ đã từng công tác và đang công tác tại LHHVN gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác của mình. Nhiều cán bộ hưu trí từng công tác từ những giai đoạn đầu của LHHVN đã phát biểu bày tỏ xúc động trước những kết quả mà LHHVN đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời động viên khích lệ toàn thể cán bộ, nhân viên Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục phấn đấu để đạt được nhiều thành công hơn nữa trong nămmới 2023. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các thế hệ lãnh đạo, cán bộ LHHVNqua các thời kỳ, ông nhấn mạnh: Để đạt được những thành quả ngày hôm nay có sự đóng góp, cống hiến của các thế hệ đi trước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của LHHVN; Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng chí cán bộ hưu để Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững, hoàn thành tốt nhiệm vụ. TSKH Phan Xuân Dũng trân trọng gửi tới các cán bộ hưu trí đã từng công tác tại LHHVNqua các thời kỳ và gia đình lời chúc mừng nămmới nhân dịp đón Tết cổ truyền – XuânQuýMão 2023. L.H CÔNG NGHỆ SỐ Đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết giúp hoạch định được những bước phát triển tương lai và thậm chí, vươn ra thị trường quốc tế. Ngày 10/01/2023, Diễn đàn “Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và Phát triển tài sản trí tuệ” năm 2022 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, TP Hà Nội). Phát biểu tại Diễn đàn, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới, cũng như áp dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. “Việc tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới sáng tạo đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đây sẽ là nền tảng không chỉ giúp cho các đơn vị doanh nghiệp hoạch định được những bước phát triển trong tương lai, mà còn tăng khả năng cạnh tranh trong nước và vươn ra thị trường quốc tế”, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết. Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã nêu rõ những vấn đề về xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, là hàng giả, hàng kém chất lượng đang xâm nhập vào thị trường với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Theo đó, nhiệm vụ đặt ra đối với các đơn vị doanh nghiệp Việt Nam là phải nhanh chóng áp dụng Khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh, nhận diện thương hiệu, xây dựng thương hiệu cá nhân. Bởi vì, sự nhận diện rõ nhất của người tiêu dùng đó chính là khẳng định được uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm - dịch vụ và trao đi nhiều hơn những giá trị cho cộng đồng. HÀ MINH TSKH Phan Xuân Dũng: Tài sản sở hữu trí tuệ giúp hoạch định tương lai Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam gặp mặt, chúc Tết cán bộ hưu trí Lãnh đạo LHHVN khóa VIII chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ hưu trí từng công tác tại cơ quan Trung ương LHHVN qua các thời kỳ. TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn. Trong năm 2023, những sứ mệnh không gian lớn sẽ được triển khai, nổi bật nhất là nhiệm vụ du hành Mặt trăng và thám hiểm Mặt trăng băng giá của sao Mộc. Những sứ mệnh không gian này sẽ được các nước như Mỹ, Trung Quốc thực hiện. Ngay từ những ngày đầu năm mới, nhân loại đã vô cùng háo hức mong đợi. Thám hiểm Mặt trăng băng giá của sao Mộc Theo kế hoạch, vào tháng 4/2023, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng tàu thám hiểm Mặt trăng băng giá (Juice). Đây là sứ mệnh robot chuyên dụng đầu tiên của châu Âu tới sao Mộc. Sau khi thực hiện một đường bay qua Hệ Mặt trời, Juice sẽ đến sao Mộc vào tháng 7/2031. Nhiệm vụ của tàu thám hiểm này là sẽ đi vào quỹ đạo quanh sao Mộc và thực hiện nhiều chuyến bay ngang qua các Mặt trăng băng giá, gồm Europa, Ganymede và Callisto. Trong đó, Europa được giới nghiên cứu đánh giá là một trong những nơi nhiều khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái đất. Tiếp đến, Juice sẽ đi vào quỹ đạo quanh Ganymede, Mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời. Khi ấy, nó sẽ trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay tới quỹ đạo quanh Mặt trăng của một hành tinh khác. Du hành Mặt trăng Dự án du hành vũ trụ DearMoon sẽ đưa công chúng tham gia chuyến du hành 6 ngày quanh Mặt trăng và quay trở lại Trái đất. Dự án này sẽ thực hiện trên tàu Starship và được lên kế hoạch ban đầu vào năm 2023. Ngày chính xác thực hiện dự án sẽ phụ thuộc vào cuộc thử nghiệm thành công của Starship. Trước đó, vào ngày 3/3/2021, tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa bắt đầu tìm kiếm 8 người sẽ may mắn được đi cùng ông với tư cách hành khách đầu tiên của chuyến bay vòng quanh Mặt Trăng. Tất cả người tham gia chuyến đi đều được ông Maezawa thanh toán chi phí. Dự án đưa ra 2 tiêu chí lựa chọn thành viên, gồm có tiềm năng phát triển vượt bậc qua du hành vũ trụ, giúp ích cho nhân loại và đủ khả năng hỗ trợ người đồng hành của mình. Tỷ phú Maezawa đã chọn được một số thành viên là người nổi tiếng, ca sĩ cho chuyến đi này. Thám hiểm tiểu hành tinh Bennu Tàu Regolith Explorer, gọi là OSIRIS-REx, là một sứ mệnh vũ trụ của NASA tới tiểu hành tinh Bennu gần Trái đất. Mục tiêu của robot này là thu thập các mẫu đá từ hành tinh Bennu mang về Trái đất để các nhà khoa học kiểm tra, phân tích. OSIRIS-REx sẽ đem mẫu vật mang về Trái đất vào năm 2023. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì con tàu này sẽ tách khỏi tàu vũ trụ, đi vào bầu khí quyển của Trái đất và hạ cánh xuống sa mạc bang Utah (Mỹ) vào ngày 24/9/2023. Bennu là tiểu hành tinh có chiều rộng hơn cả chiều cao của tòa nhà Empire State. Tiểu hành tinh Bennu được phát hiện năm 1999 và được các kính thiên văn theo dõi kể từ thời điểm đó. NASA coi Bennu và tiểu hành tinh 1950 DA là 2 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất trong Hệ Mặt trời tính đến thời điểm hiện tại. Công ty tư nhân của Ấn Độ phóng vệ tinh Tên lửa mang vệ tinh mang tên Vikram-S, tên lửa đầu tiên của Ấn Độ domột doanh nghiệp tư nhân nghiên cứu phát triển, đã được phóng thành công vào vũ trụ vào tháng 11/2022. Vụ phóng được thực hiện tại Trung tâm Không gian Satish Dhawan, ở bang Đông Nam Andhra Pradesh. Tên lửa do công ty Skyroot Aerospace - một doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố Hyderabad chế tạo, với sự hỗ trợ của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) và Trung tâm Cấp phép và Xúc tiến Không gian Quốc gia Ấn Độ (IN-SPACe). Theo đó, Skyroot Aerospace sẽ sớm trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Ấn Độ phóng vệ tinh. Theo các thông tin được công bố, vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Skyroot được lên kế hoạch vào năm 2023. Với mục tiêu cắt giảm chi phí, Skyroot sản xuất tên lửa in 3D chỉ trong vài ngày. Nếu thành công thì dự án này cũng có thể cung cấp một lộ trình cho các sứ mệnh khoa học rẻ hơn, cho phép tốc độ nghiên cứu nhanh hơn. Tàu vũ trụ siêu nặng của SpaceX Theo SpaceX, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tàu vũ trụ Starship siêu nặng sẽ diễn ra vào đầu năm 2023. Đây là tàu vũ trụ lớn nhất có khả năng chở con người đến các điểm trong không gian. Thêm nữa, đây cũng là phương tiện phóng mạnh nhất, tàu nâng được 100 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của Trái đất. Starship là tên gọi chung của một hệ thống, bao gồm tàu vũ trụ Starship (chở phi hành đoàn và hàng hóa) và tên lửa siêu nặng. SpaceX cho hay tên lửa sẽ nâng Starship lên độ cao khoảng 65km trước khi tách ra và quay trở lại Trái đất. Phần Starship phía trên sẽ sử dụng các động cơ của chính nó để đẩy chính nó đi. TÂM ANH (T/h) Sứmệnh không gian đángmong đợi trong năm2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==