Khoa học và Đời sống số 5-2023

Số 5 (4267) Thứ Năm (2/2/2023) 19 BẠN ĐỌC Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã công bố giá đối với 25 mỏ đất của 24 doanh nghiệp. Còn lại 5 doanh nghiệp là chủ mỏ, vì nhiều lý do khác nhau chưa thống nhất, hoặc không hợp tác để thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh. Điểm tên 5 doanh nghiệp “chây ì” Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì cuộc họp để nghe và chỉ đạo về công tác cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh để phục vụ thi công tuyến chính, các khu tái định cư, khu cải táng mồ mả thuộc dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Theo đó, đến hết thời hạn 20/1/2023, đơn vị nào không kê khai giá mỏ đất, giao Sở Xây dựng cung cấp thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy phép. Theo tìm hiểu của PV Khoa học và Đời sống, mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức làm việc với 13 doanh nghiệp (14 mỏ đất) còn lại đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp, nhưng chưa được công bố giá đất. 9 doanh nghiệp (10 mỏ) thống nhất với giá do Sở Xây dựng thẩm định và ký biên bản đề nghị công bố giá. 5 doanh nghiệp chưa thống nhất hoặc không hợp tác, nên chưa công bố giá gồm: Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tấn Thịnh - chủ mỏ đất Gò Ray, Công ty TNHH Phú Điền - mỏ đất Tân Lập, Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghệ Dịch vụ Thái Khang - mỏ đất Núi Chồi, Công ty TNHH MTV Thịnh Hưng - khai thác trong Khu vực Trường Bắn, Công ty TNHH Hoàng Hải - mỏ đất núi Chồi. Lý do là gì? 2 doanh nghiệp là chủ các mỏ đất Thuhồi cácmỏđất chưa thựchiệncôngbốgiá? NGUYÊN KHOA QUẢNG NGÃI: Gò Ray và mỏ đất Tân Lập tại buổi làm việc chưa thống nhất với các chi phí thẩm định. Đối với mỏ đất Gò Ray, thôn Điệp Thương, xã Thanh An, huyện Minh Long cấp phép khai thác cho Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tấn Thịnh. Công ty không thống nhất với một số chi phí đã được thẩm định: chi phí làm đường vào mỏ, chi phí bóc đất tầng phủ, chi phí duy tu đường vào mỏ, chi phí tưới nước đường và cấp đất để xác định chi phí xúc đất lên phương tiện vận chuyển. Về phần mỏ đất thôn Tân Lập, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, trước đó được cấp phép khai thác cho Công ty TNHH Phú Điền. Đến nay, Công ty chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ về bồi thường cho tổ thẩm định. Theo giải trình của công ty TNHH Phú Điền, việc bồi thường do công ty tự Hầu hết mọi người khi đi lễ đều tâm niệm rằng, việc đặt «giọt dầu» bằng tiền lẻ ở mọi ban thờ tại đền, chùa... sẽ mang lại “lộc lá”, những điều tốt đẹp và may mắn trong làm ăn buôn bán. Đối với tiền lẻ, khi Ngân hàng Nhà nước không, hoặc hạn chế đưa ra lưu thông tiền mới mệnh giá nhỏ trong dịp Tết, những mệnh giá tiền này luôn bị «cắt cổ» bởi phí đổi chiết khấu từ 15-30%, thậm chí lên tới 40%, tùy từng loại tiền! Ví dụ, nếu như một người cần khoảng 500.000đ tiền mới mệnh giá 500đ, 1.000đ, 2.000đ…, thì trung bình phí đổi theo hiện hành ngoài chợ đen là khoảng 30%, người muốn sở hữu tiền lẻ phải chi thêm 150.000đ, nghĩa là phải bỏ ra 650.000đ mà chỉ được cầm về có 500.000đ tiền mới mệnh giá nhỏ. Thói quen đi lễ rải tiền lẻ ở nhiều ban thờ, nhiều chỗ không chỉ hao hụt kinh tế cho bản thân về phí đổi tiền cao, mà còn làm cho đền, chùa, các nơi thờ tự cũng phải... vất vả trong khâu cắt cử người đi thu gom tiền đặt lễ ở các ban thờ rồi bỏ vào hòm công đức. Bởi nếu không thường xuyên thu gom tiền bỏ vào hòm công đức, hoặc cất giữ cẩn thận thì sẽ khó tránh khỏi bị thất thoát. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều tiền lẻ mệnh giá nhỏ thu được qua mùa lễ Tết, các đền, chùa, nơi thờ tự lại thêm một lần... vất vả nữa huy động người để kiểm đếm, sắp xếp tiền cho gọn gàng, sau đó lại phải mang ra ngân hàng đổi lấy tiền chẵn cho gọn... Vẫn biết là thói quen rải tiền lẻ khi đi lễ đền, chùa, các nơi thờ tự là rất khó bỏ trong một sớm một chiều, nhưng theo tôi người dân nói chung nên hạn chế việc đặt, rải tiền lẻ ở nhiều ban thờ, nhiều nơi, mà nên dùng tiền chẵn để đặt ở một ban thờ chính, như vậy sẽ có lợi cho chính mình cũng như đền, chùa. NGUYỄN THỊ HẢI (Đại Học Văn Hoá) Nên dừng “rải tiền lẻ” khi đi lễ thỏa thuận với từng hộ dân với các đơn giá bồi thường khác nhau, do đó nếu công khai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty cho rằng trong chi phí cấu thành giá đất chưa tính chi phí lãi vay, lợi nhuận trước thuế tính bằng 3% là quá thấp. Công ty chưa thống nhất với giá đất đã được thẩm định và sẽ cung cấp đầy đủ chứng từ cho Sở Xây dựng trước ngày 30/3/2023. Do đó, đến thời điểm hiện tại, tổ thẩm định không có đầy đủ cơ sở để thẩm định. Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghệ Dịch vụ Thái Khang không có đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp, chỉ có kế toán tham dự, do đó không đủ thẩm quyền để thống nhất với các chi phí cấu thành giá đất do tổ thẩm định đã thẩm định. Đối với 03 trường hợp đã nêu, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh cho tạm dừng khai thác đến khi hoàn thiện hồ sơ kê khai giá. Riêng đối với Khu vực Trường Bắn, thao trường huấn luyện huyện Mộ Đức cấp phép khai thác cho Công ty TNHH MTV Thịnh Hưng. Trong thành phần hồ sơ có các hợp đồng với Ban chỉ huy quân sự huyện Mộ Đức là tài liệu mật nên không thể cung cấp, vì vậy, không có cơ sở để thẩm định. Đáng chú ý, 01 doanh nghiệp không nộp hồ sơ kê khai giá, không tham dự buổi làm việc là Công ty TNHH Hoàng Hải. Doanh nghiệp này được cấp phép khai thác mỏ đất Núi Chồi, thôn Kim Lộc, xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi. Sở Xây dựng Quảng Ngãi đã cung cấp thông tin để Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xử lý theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.n Hết thời hạn theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, còn 5 doanh nghiệp có mỏ đất chưa công bố giá đất làm vật liệu đắp và san lấp công trình. Cơ quan chức năng đề nghị xử lý theo hướng tạm dừng khai thác hoặc thu hồi giấy phép.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==