Khoa học và Đời sống số 5-2023

Số 5 (4267) Thứ Năm (2/2/2023) cả tây lẫn ta, từ vua quan đến lính tráng, đều ăn uống vui vẻ. Đến lúc 5 giờ chiều thì buổi tiệc kết thúc. Đoàn Ngự đạo trở vào trong thành bằng cửa Thể Nhơn (nay thường gọi là cửa Ngăn), rồi vào lại Đại Nội bằng cửa Ngọ Môn. Trên Kỳ Đài bắn 3 phát súng lệnh để báo hiệu cuộc lễ Du xuân đã hoàn tất. Trong suốt buổi du xuân của nhà vua hôm ấy, phủ Thừa Thiên đã lệnh cho dân chúng ở nhà, cửa hàng quán và đền chùa trên các tuyến đường vua đi qua, đều phải bày hương án, trang hoàng đẹp đẽ, treo cờ, thắp hương trầm và đốt pháo rồi vái lạy để chào mừng nhà vua.n Mới đây, bộ sưu tập đàn đá Bình Đa với niên đại 3.000 năm tại Đồng Nai cùng với 27 bảo vật khác vừa được công nhận là bảo vật quốc gia. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THIÊN TRANG NAM KHÁNH THÂM CUNG BÍ SỬ BẢO VẬT QUỐC GIA VIỆT NAM DuxuâncủaVuachúaViệt Độc đáo Đàn đá Bình Đa 3.000 tuổi Đây là bộ sưu tập đàn đá Bình Đa với niên đại 3.000 năm, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai; được phát hiện vào tháng 12/1979 tại di chỉ Bình Đa (Bình Đa là một di chỉ cư trú thuộc loại hình làng ven đồi, ven sông của người tiền sử trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai). Là di chỉ của người cổ ven sông Đợt khai quật khảo cổ đó đã thu thập 42 thanh đoạn đàn đá trong tầng văn hóa nguyên thủy, là di chỉ cư trú của người cổ ven sông. Bộ sưu tập đàn đá này khá độc đáo bởi số lượng nhiều nhất trong tầng văn hóa của di chỉ khảo cổ so với các đàn đá khác, trong đó có 5 thanh còn nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, số lượng các thanh, đoạn đá này thuộc biên chế hai giàn đàn đá có mức độ định hình cao. Những dấu vết ghè đẽo, đục, tách trên đàn đá cho thấy một quy trình kỹ thuật chế tác chặt chẽ với sự cảm nhận về định âm. Nguyên liệu để làm đàn đá được lựa chọn kỹ càng từ loại đá phiến có đốm qua phân tích địa chất - thạch học. Hiện nay, một số thanh đoạn đàn đá được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai - phòng Đồng Nai thời tiền sử. Dấu mốc về nhạc cụ độc đáo Việt Nam Cách đây hơn 3.000 năm, để làm cho những thanh đá vang lên đúng tiếng nhạc, chắc chắn những người chủ tâm chế tác có bàn tay khéo léo, sự cảm thụ tinh tế về âm thanh, đã trải qua những tìm tòi, thử nghiệm, dày công đục đẽo, chỉnh hình, chỉnh âm. Việc phát hiện đàn đá tại Bình Đa được xem là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về loại nhạc cụ độc đáo trên lãnh thổ Việt Nam. Khai quật được đàn đá Bình Đa đã góp phần khẳng định về niên đại cho sự xuất hiện của các loại đàn đá được phát hiện tại nhiều địa điểm khác ở miền Nam Việt Nam trước đây như: đàn đá Nout Liêng Krack, đàn đá Bù Đơ, đàn đá Bù Đăng Xrê, đàn đá Khánh Sơn...n Vua chúa Việt là “thiên tử” cai quản muôn dân nên mỗi khi đi đâu, trống giong cờ mở rầm rộ và những dịp du xuân cũng không ngoại lệ. Vua Lê chúa Trịnh đi cày tịch điền Giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes từng sống ở Đàng Ngoài từ 16271630, trong cuốn sách Lịch sử vương quốc Đàng ngoài đã miêu tả lại một dịp ông được chứng kiến vua Lê chúa Trịnh đi làm lễ tịch điền. Vị giáo sĩ này kể: “Đầu năm nơi xứ này cũng như nơi nước Tàu, thường vào giữa đông chí và xuân phân, đúng ngày tuần trăng mới tương đương với ngày mồng 05 tháng 02 theo cách tính của chúng ta; vào ngày mồng 03, do các nhà toán học hay ma thuật chỉ định (vì ở các nước này có nhiều dị đoan), mọi người có trọng trách, chức vụ hay cấp bậc trong ngành quan võ hay quan văn đều phải đến đền vua với những phù hiệu và y phục chức vụ mình để theo vua trong đám rước long trọng qua khắp thành cho tới một thửa ruộng, theo thể thức và thủ tục tôi sẽ tả sau đây. Mở đầu là binh sĩ tập hợp từ khắp nước về đây, nghiêm chỉnh hàng lối và rất đông, có tới mấy nghìn, tất cả đều mang khí giới, kẻ đem cung tên, người mang gươm giáo và súng ống. Sau đó là sĩ quan và hàng quý tộc một phần đi ngựa cảnh, một phần cưỡi voi, chừng ba trăm tất cả, có trải thảm quý, đã được huấn luyện dừng bước và tuân lệnh. Vị tướng lãnh cai trị nước như phó vương gọi là chúa Thanh đô vương đi sau hàng quý tộc, ngự trong chiếc xe kéo thấp thiếp vàng. Theo sau là một cỗ voi phủ áo sang trọng, có người dắt, chúa tuỳ lúc có khi cưỡi voi, tuỳ tính khí mỗi khi muốn làm đẹp lòng dân đứng nghinh tiếp và ca ngợi. Sau đó là một đám rất đông các ông nghè, ông cử, ông tú mặc áo dài bằng lụa và thứ hàng quý màu tím sẫm, mỗi người với phù hiệu chức vụ hay cấp bậc mình. Cuối cùng là vua ngự trên ngai vàng lộng lẫy của nhiều người khiêng trên vai, ngai phủ một tấm thảm thêu vàng và xanh, màu sắc dành riêng cho một mình ngài. Với đoàn thể quân ngũ, vua ra khỏi cung cấm rộng chừng bằng một thành phố lớn, rồi qua những phố chính trong kinh thành gọi là Kẻ Chợ, rồi tới một cánh đồng rộng xa kinh thành chừng một dặm, nơi đây tất cả đoàn thể đến trước đang chờ ngài với rất đông dân chúng. Ngài bước xuống ngai, rồi sau khi đọc lời khấn và long trọng bái trời, ngài cầm cán cày được trang hoàng nhiều màu sắc và chạm trổ kỳ công, cày mấy phút và mở một luống trong thửa ruộng, để dạy cho dân biết cách làm việc và chăm sóc đất ruộng. Rồi tới lượt chúa là vị cai trị cả nước, vị có quyền thế đầy đủ và cao cả trên tất cả thần dân, ông là người đầu tiên tiến đến bái kính đức vua, sấp mình trên đất. Sau ông là hoàng tử, tướng lãnh và toàn thể hoàng tộc, sau cùng là quân sĩ và toàn dân bái phục đức vua và hoan hô chúc mừng. Đó là cách cung kính vĩ đại nhất và sự nhìn nhận long trọng nhất đối với vua, một lần vào dịp đầu mỗi năm. Vua Đồng Khánh dạo phố du xuân Theo bài “cuộc du xuân của vua Đồng Khánh” trên báo Thừa Thiên Huế, tháng 7/1885, sau khi vua Hàm Nghi ra ngoài phát động phong trào Cần Vương thì chính quyền thực dân đưa vua Đồng Khánh lên ngai vàng. Tuy vậy dư luận lúc ấy cho rằng vua Đồng Khánh thực chất đang bị người Pháp giam lỏng trong hoàng cung. Để thuyết phục dân Huế rằng nhà vua không bị giam hãm, cuối năm ấy, đại diện chính phủ Pháp ở Huế là Thiếu tướng Prudhomme đã tổ chức cuộc du xuân cho nhà vua nhân dịp Tết âm lịch 1886. Hôm mồng Một tết Bính Tuất (tức 4/2/1886), vào lúc 2 giờ rưỡi chiều, vua Đồng Khánh từ điện Càn Thành ngự ra điện Cần Chánh. Tất cả các thành phần tham gia trong đoàn Ngự đạo đã chờ sẵn tại khu vực này. Sau 7 phát súng lệnh bắn ra trên Kỳ Đài, đoàn Ngự đạo đi ra khỏi Đại Nội bằng cửa Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành, rồi Cửa Ngọ Môn của Hoàng Thành. Vua ngồi trên kiệu sơn son thếp vàng do đội lính Loan giá gánh đi. Quanh kiệu mở thoáng để cho dân chúng nhìn thấy long nhan. Mọi thành viên trong đoàn đều mặc lễ phục, và mọi thứ, kể cả voi ngựa, đều được trang sức rực rỡ. Đoàn ngự đạo rầm rộ ra khỏi Ngọ Môn thì rẽ trái và ngoài Kinh Thành bằng cửa Đông Ba rồi đi ngang trước chùa Diệu Đế rồi trở về hướng cầu Gia Hội và tiến lên cửa Thượng Tứ. Khi đến Viện Thương Bạc, nhà vua xuống kiệu để vào thăm xã giao quân dinh của tướng Prudhomme. Để chào đón nhà vua, 21 phát đại bác được bắn ra từ một pháo thuyền đậu gần đó trên sông Hương. Một bữa tiệc đã được dọn sẵn. Mọi người, Một đoàn ngự đạo của vua Nguyễn. Ảnh tư liệu. Tái hiện lễ tịch điền ở Đọi Sơn năm 2012. Ảnh: hanam.gov. LễhộiLồngTồng cótêngọikháclàgì? A.Lễ hội lên núi B.Lễ hội xuống đồng C.Lễ hội sang sông D.Lễ hội lên rẫy Đáp án đúng Quizz test số 01: C – Chùa Chuông Tương truyền vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được, chỉ những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa còn có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng). Trong “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu có ghi “Chùa Chuông - phố Hiến nổi tiếng danh lam”. Chùa Chuông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích “Kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia năm 1992 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt năm 2014.n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==