Khoa học và Đời sống số 01/2023

Số 1 (4263) Thứ Năm (5/1/2023) 7 Trên số 52, ngày 29/12/2022 Khoa học và Đời sống đăng bài viết: “Giảm cân trà xanh Kisu New chứa nhiều chất cấm… nguy cơ đột quỵ”, theo đó Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc, phát hiện 03 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có chứa chất cấm, trong đó có TPBVSK KisuNew giảm cân trà xanh (NSX: 230821, HSD: 220824, số lô 030821) phát hiện chứa chất cấm Phenolphtalein, Sibutramine, Desmethylsibutramine, Desisobutylbenzylsibutramine. Luật sư Nguyễn Văn Lập, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết, Quốc hội đã ban hành Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2015 tăng nặng các chế tài đối với hành vi vi phạm ATTP quy định tại Điều 317. Theo đó, Luật quy định, nếu sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000đ đến 200.000.000đ hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trước đó, lực lượng chức năng đã phát hiện 4 mẫu sản phẩm Max Health Go Coffee cà phê Insert Coffee to begin, có NSX đầu năm 2022 và HSD đều trong tháng 3, tháng 4 năm 2024, đang lưu thông trên thị trường có chứa Sibutramin. Ngoài ra, còn nhiều TPBVSK chứa chất cấm như Bổ hoàn dương plus, Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý; Giấm táo slim hỗ trợ giảm béo, trà thảo mộc giảm cân Golean Detox, trà giảm cân Vy&Tea có chứa Sibutramine; Feo dứa và Viên uống Mộc slim chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein; Viên xương khớp Japan và viên Gân cốt hoàn chứa chất cấm Diclofenac.n SỨC KHỎE MỚI để điều trị. Ở bệnh viện chuyên khoa, bác sĩ có chuyên môn sẽ cân nhắc việc dùng thuốc tại chỗ hay dùng kháng sinh toàn thân, nó quyết định phần trăm khỏi bệnh. Trường hợp chị em mang thai hơn 10 tuần tuổi, việc chấm dứt thai kỳ QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT TPCN “ngậm” chất cấm bủa vây người tiêu dùng Vấn nạn TPCN “ngậm” chất cấm tràn ngập thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng lại ngấm ngầm hại sức khoẻ người dùng. HƯƠNG NGUYÊN Chồng sản phụ Đ.N.O. cầu cứu cơ quan chức năng làm rõ cái chết của vợ sau thời gian điều trị bệnh tại PKĐK Hồng Phong TPBVSK Kisunew bị phát hiện chứa chất cấm nguy hiểm sức khoẻ người dùng. Thanh tra Sở Y tế TP HCM ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Trung tâm Y tế Hà Đô (Phòng khám đa khoa) địa chỉ: 35B - 35C Đường 3 Tháng 2, P.11, Q.10. phòng khám đa khoa Hà Đô bị xử phạt hành chính tổng cộng 137,7 triệu đồng vì để xảy ra các vi phạm như: Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa; Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật; Biển hiệu không có đầy đủ các thông tin cơ bản theo quy định; Nhân viên không đeo bảng tên; Không bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với tình hình tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh; Thực hiện không đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Phòng khám trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn 4,5 tháng. Ông Nguyễn Bạch Vân Thủy - người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cũng bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 4,5 tháng. Thanh tra Sở Y tế TP HCM yêu cầu Phòng khám đa khoa Hà Đô buộc tháo dỡ, xóa quảng cáo mà nội dung chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Được biết, Phòng khám đa khoa Hà Đô do bà Nguyễn Trần Thuỷ Tiên làm người đại diện; chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh nội khoa, phụ khoa, da liễu, bệnh xã hội… HỒNG GIANG Ngày 3/1, Viện KSND Q.Bình Tân (TP HCM) hoàn tất cáo trạng truy tố, chuyển hồ sơ sang TAND Q.Bình Tân đề nghị xét xử đối với bị can Phan Đức Hồng (60 tuổi, bác sĩ hưu trí) về tội “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh”. Bị can Hồng đã nâng ngực, làm đẹp vùng kín cho một người tại cơ sở thẩm mỹ “chui” khiến người này tử vong. Hành vi của bị can Hồng thuộc trường hợp làm chết người, theo điểm a khoản 1 Điều 315 bộ luật Hình sự hiện hành với khung hình phạt từ 1 - 5 năm tù. Trước đó, tháng 7/2021, vụ án từng được TAND Q.Bình Tân đưa ra xét xử và trả hồ sơ để làm rõ một số vấn đề. Sau đó, Viện KSND Q.Bình Tân giữ nguyên quan điểm truy tố. Theo cáo trạng, ngày 3/7/2021, chị N.T.L.T đến nhà bác sĩ Hồng tại đường Mã Lò (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân) để phẫu thuật thẩm mỹ vùng ngực và làm đẹp vùng kín với chi phí 47 triệu đồng. Trước khi phẫu thuật, BS Hồng cho chị T. uống 2 viên thuốc an thần, đo huyết áp, nhịp tim và tiêm tê cục bộ dưới da vùng ngực. Trong lúc phẫu thuật tách da dưới vùng ngực bên phải thì chị T. kêu đau nên bác sĩ Hồng tiếp tục tiêm 10 ống thuốc gây mê tăng cường. Chị T. có biểu hiện suy hô hấp, mặt tím tái. Nghĩ chị T. bị sốc thuốc, bác sĩ Hồng hồi sức, cho chị T. thở ô xy nhưng chị T. bắt đầu co giật, tăng tiết đờm dãi. BS Hồng dùng máy hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản và bóp bóng thở, truyền 2 chai nước biển cho nạn nhân. P.T.H.H (con của BS Hồng) từ phòng ngủ lầu 2 xuống thì được bác sĩ Hồng gọi vào hỗ trợ bóp bóng thở ô xy, BS Hồng tiêm tiếp 3 ống thuốc kích thích giao cảm cho chị T. Đến 15 giờ cùng ngày, chị T. tử vong. Theo kết luận giám định, nguyên nhân cái chết của chị T. do suy hô hấp, suy tim cấp trên cơ địa có Lidocain (thuốc tê, thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B). Hai ngày sau, Hồng lấy ô tô chở thi thể chị T. về Trà Vinh để gia đình nạn nhân mai táng. Do gọi cho người thân chị T. không được, nên Hồng đưa thi thể của chị T. đến trại hòm ở H.Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nhờ mai táng và lưu giữ thi thể. Nhận thấy sự bất thường, chủ trại hòm đã trình báo công an... THIÊN AN Phòng khám đa khoa Hà Đô bị xử phạt hơn 137 triệu đồng TP HCM: Truy tố bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ “chui” gây chết người Cơ quan chức năng kiểm tra tại cơ sở kinh doanh thuốc, TPCN – Hình minh hoạ đều có thể nguy hiểm đến sức khoẻ sinh sản và tính mạng, nên đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản thăm khám. Đừng đánh cược tính mạng của mình vào những phòng khám luôn trục lợi trên sức khoẻ người bệnh! Trước đó, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM từng cho biết, Sở Y tế TP HCM đã kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Trong đó cần quy định bác sĩ người nước ngoài muốn hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu như: qua kỳ thi chứng chỉ hành nghề, thông thạo tiếng Việt và nói tiếng Việt khi khám bệnh. “Trước mắt, ngành y tế TP HCM sẽ thay đổi cung cách thanh tra, kiểm tra hoạt động của các phòng khám. Thay vì định kỳ, sẽ kiểm tra đột xuất đối với các phòng khám thường xuyên vi phạm và tiếp tục xử lý nghiêm với mức hình phạt cao nhất”, bác sĩ Thượng khẳng định.n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==