Khoa học và Đời sống số 01/2023

Số 1 (4263) Thứ Năm (5/1/2023) ảo vật quốc gia - lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là tư liệu quý giúp tái hiện diện mạo kinh thành Thăng Long những thế kỷ đầu tiên sau khi được thành lập. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Cố Giáo hoàng Benedict XVI qua đời tại Tu viện Mater Ecclesiae ở Vatican ngày 31/12/2022, hưởng thọ 95 tuổi. Theo di nguyện của ông, tang lễ sẽ được tổ chức đơn giản. Sinh năm 1927, Benedict XVI là giáo hoàng thứ 265 của Vatican và tại vị từ năm 2005 - 2013. Vatican thông báo rằng, vào sáng ngày 2/1 (theo giờ địa phương), di hài của cố Giáo hoàng Benedict XVI sẽ được đưa đến Vương cung thánh đường Thánh Peter. Dự kiến có khoảng 30.000 người đến viếng di hài Giáo hoàng danh dự Benedict XVI tại Vương cung thánh đường Thánh Peter từ ngày 2 - 4/1. Khoảng 60.000 người sẽ đến tham dự lễ tang tại quảng trường Thánh Peter, nằm phía trước Vương cung thánh đường Thánh Peter, vào lúc 9h30 ngày 5/1 (khoảng 15h30 cùng ngày, theo giờ Việt Nam). Tang lễ của cố Giáo hoàng Benedict XVI diễn ra vào ngày 5/1 sẽ do Giáo hoàng Francis chủ trì. Theo đó, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại một giáo hoàng đương nhiệm sẽ chủ trì tang lễ của người tiền nhiệm. Vào cuối thánh lễ an táng, di hài cố giáo hoàng Benedict XVI được đặt trong quan tài làm từ gỗ bách sẽ được đưa đến lăng mộ dưới Vương cung thánh đường thánh Peter. Vatican tiết lộ nhiều đồ vật mang tính biểu tượng sẽ được an táng cùng di hài giáo hoàng Benedict XVI. Trong số này có một tài liệu dài một trang giấy ghi lại quãng thời gian cố Giáo hoàng Benedict đứng đầu Vatican sẽ được nhét vào một khối trụ kim loại và đặt trong quan tài. Thêm nữa, các vật phẩm khác như dây Pallium, đồng xu, kỷ niệm chương được đúc dưới thời cố Giáo hoàng Benedict XVI cũng được an táng cùng ông. TÂM ANH QUỐC LÊ THÂM CUNG BÍ SỬ BẢO VẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Vật phẩmnào được an táng cùng cốGiáohoàng mới quađời? Tinh xảo Lá đề chimphượng đẹp nhất thành Thăng Long Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là tên gọi của một cổ vật có giá trị đặc biệt đang được được lưu giữ tại không gian trưng bày di vật khảo cổ ở Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới của Thủ đô Hà Nội. Độc bản chiếc ngói nóc lớn Hiện vật là một chiếc ngói nóc lớn, được dùng để trang trí tại chính giữa mái, được phát lộ từ năm 2002 trong lớp đất chứa nhiều gạch ngói và các thành phần trang trí kiến trúc thời Lý - Trần tại khu di tích khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu. Hồ sơ khảo cổ cho thấy khi đó lá đề còn đủ dáng bao gồm thân và bệ. Phần bệ bị vỡ và mất một số mảnh nhỏ, thân bị nứt vỡ do áp lực đất phía trên đè xuống. Các nhà khoa học đã phục chế hiện vật và đưa vào khu trưng bày. Là hiện vật nguyên gốc, độc bản, đóng góp giá trị quan trọng trong nghiên cứu nghệ thuật thời Lý thế kỷ 11-12, lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam vào cuối năm 2021. Theo hồ sơ Bảo vật quốc gia, hiện vật mang hình ảnh hai con chim phượng nhún nhảy, chầu ngọc, được khắc họa trên một hình tượng lá đề lớn. Phần thân lá đề cao tổng cộng 77cm, bề ngang rộng nhất 74cm. Linh vật huyền thoại chim phượng Theo quan niệm truyền thống của các quốc gia Đông Á, chim phượng là một trong tứ linh (bốn linh vật cao quý nhất). Linh vật huyền thoại này tượng trưng cho lửa, mặt trời công lý và lòng trung thành, được coi là “vua” của các loài chim. Hình dáng, màu sắc và tiếng hót của chim phượng được coi là sự báo hiệu điềm lành, đánh dấu một kỷ nguyên mới an vui, thịnh trị. Trong các đồ án kiến trúc xưa, phượng được được tạo hình với nét duyên dáng, mềm mại thanh lịch, xuất hiện ở những vị trí quan trọng của công trình. Hình tượng phượng của thành Thăng Long có nhiều nét giống công và trĩ, là những loại chim đẹp thuộc họ trĩ sống phổ biến ở Đông Nam Á, trong đó có Đại Việt. Lối tạo hình này khác biệt so với chuẩn mực tạo hình chim p h ư ợ n g Trung Quốc. Còn lá đề được coi là biểu tượng của Phật giáo, quốc giáo của Đại Việt thời Lý. Tương truyền, Thái tử Tất đạt đa Cồ đàm đã ngồi thiền dưới gốc Bồ đề và giác ngộ thành Đức Phật Thích Ca. Lá đề kết hợp đồ án trang trí phượng vừa phản ánh giá trị biểu trưng của hoàng gia, vừa phản ánh giá trị biểu trưng của Phật giáo. Điều này tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng và triết lý của Phật giáo với biểu trưng uy quyền của hoàng gia. Theo các nhà nghiên cứu, trang trí trên bộ mái kiến trúc thời Lý hết sức cầu kỳ với nhiều thành tố khác nhau. Những thành tố trang trí căn bản trên bộ mái thời Lý thường có: Lá đề cân ở giữa bò mái, đầu rồng/đầu phượng, lá đề lệch… Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là một trong những minh chứng quan trọng giúp các nhà nghiên cứu nhận diện bộ mái kiến trúc thời Lý, là tư liệu quý giúp tái hiện diện mạo kinh thành Thăng Long những thế kỷ đầu tiên sau khi được thành lập.n Ngôichùanàoở PhốHiến(HưngYên)được mệnhdanhlà“PhốHiếnđệnhất danhthắng”? A. Chùa Hiến B. Chùa Nôm C. Chùa Chuông Đáp án đúng Quizz test số 52: B - Slam Pé Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, tên gọi hồ Ba Bể theo tiếng địa phương là “Slam Pé” (ba hồ). Đây là tên gọi chung của ba hồ thông nhau gồm Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Hồ Ba Bể được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm, do cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri đã đưa một khối nước khổng lồ với bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Toàn bộ diện tích của Hồ Ba Bể nằm trong địa giới xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hồ cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc, nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, ở độ cao khoảng 145m so với mực nước biển, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm. Độ sâu trung bình của hồ là 20-25m vào mùa mưa nhưng có thể xuống xấp xỉ 10m vào mùa khô.n B Thánh lễ an táng của cố Giáo hoàng Benedict XVI sẽ được tổ chức vào ngày 5/1. Theo Vatican, nhiều "bảo vật" sẽ được an táng cùng di hài giáo hoàng bao gồm: dây Pallium, đồng xu...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==