Khoa học và Đời sống số 52/2022

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 52 (4262) Thứ Năm (29/12/2022) 3 THỦ TƯỚNG: Bảo đảm thanh khoản ngân hàng thông suốt mọi tình huống Ngày 28/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức. Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng trong năm nay và tiếp theo là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; bảo đảm quyền và và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể liên quan; bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống ngân hàng trong bất cứ tình huống nào; điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, lạm phát và tăng trưởng, lãi suất và lạm phát. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ ngân hàng để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, khắc phục các sơ hở, hạn chế bất cập ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại cần tích cực tham gia công tác này bằng việc chỉ ra các khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách từ thực tiễn hoạt động để các cấp có thẩm quyền xử lý. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục về tín dụng, ngân hàng, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả và doanh nghiệp, người dân tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp hơn. Kịp thời phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ các khó khăn, bất cập để triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia. Sớm hoàn thiện, trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập... Thủ tướng yêu cầu các cơ quan phấn đấu “phủ sóng” toàn bộ 266 thôn bản trên toàn quốc còn thiếu điện, thiếu sóng viễn thông trong năm 2023, ngành ngân hàng cũng cần nỗ lực tham gia thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa điểm này, cố gắng mỗi người dân có 1 tài khoản ngân hàng. Cùng với đó, chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. NGỌC MINH PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, mặt trái của xã hội hóa hoạt động đăng kiểm bộc lộ ngay khi việc có quá nhiều trung tâm đăng kiểm trên cùng địa bàn và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bỏ qua các tiêu chuẩn kỹ thuật để giữ chân khách hàng. “Mở nhiều trung tâm đăng kiểm là tốt vì đáp ứng nguồn cung của thị trường. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần phải kiểm soát ngay từ đầu vấn đề kỹ thuật, công nghệ và con người của các trung tâm đăng kiểm để làm đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bản thân các đăng kiểm viên và công ty chủ quản trung tâm phải tự ý thức được trách nhiệm vì đây là lĩnh vực liên quan đến tính mạng của con người và an toàn phương tiện”, PGS.TS Bùi Thị An nói. Theo Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng, để hạn chế và đi đến ngăn chặn sai phạm, tiêu cực tại các trung tâm đăng kiểm, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm mà cụ thể là Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thật sự nghiêm minh, cương quyết trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Liên quan tới công tác đăng kiểm, mới đây lực lượng chức năng đã bắt 33 người là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trên địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre để điều tra hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, giả mạo trong công tác. Một giám đốc trung tâm đăng kiểm đã nhận “lót tay” rồi chỉ đạo phó giám đốc, đăng kiểm viên, thực tập viên, nhân viên văn phòng... bỏ qua các vi phạm của xe tới đăng kiểm, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải... của hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Điều đáng nói, đây không phải là chuyện mới xảy ra trong lĩnh vực đăng kiểm. Trước năm 2019, hầu hết các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đều là đơn vị sự nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2019 với việc quy định về phát triển trung tâm đăng kiểm theo quy hoạch vùng, địa phương được gỡ bỏ, các doanh nghiệp bắt đầu ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đó, số lượng trung tâm đăng kiểm mới gia tăng nhanh chóng, đặc biệt với các trung tâm đăng kiểm do doanh nghiệp và cá nhân đầu tư. Thống kê trên cả nước có 280 trung tâm đăng kiểm, trong đó 63 trung tâm của Sở GTVT, 204 trung tâm thuộc doanh nghiệp và 13 trung tâm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam. THIÊN TUẤN PGS.TS BÙI THỊ AN: Mặt trái xã hội hóa đăng kiểm xe… Sở GTVT TP HCM vừa kiến nghị UBND TP chấp thuận giao đơn vị ban hành thông báo áp dụng cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ ngày 10/1/2023. Theo dự thảo mới, Sở GTVT cập nhật vành đai cấm xe khách giường nằm lưu thông vào khu vực nội đô thành phố được giới hạn bởi các tuyến đường: Quốc lộ 1 - đường Nguyễn Văn Linh - đường Võ Chí Công - đường Nguyễn Thị Định - đường Đồng Văn Cống - đường Mai Chí Thọ - Xa lộHà Nội - Quốc lộ 1. Thời gian cấm lưu thông: Từ 6h đến 22h hàng ngày. TP cho phép tổ chức cho xe ô tô khách giường nằm lưu thông vào bến xe Miền Tây và bến xe Miền Đông. Đối với hành lang ra vào bến xe Miền Tây, sẽ có lộ trình: Quốc lộ 1 - đường Kinh Dương Vương - Bến xe Miền Tây và ngược lại. Hành lang ra vào bến xe Miền Đông: Quốc lộ 1 - Quốc lộ 13 - đường Đinh Bộ Lĩnh - Bến xe Miền Đông - Quốc lộ 13 - Quốc lộ 1. Theo thống kê của Sở GTVT, tại TP tồn tại thường xuyên 76 vị trí xe đón, trả khách không đúng nơi quy định, thu hút lượng lớn xe chạy tuyến cố định lưu thông vào trung tâm TP. Do đó, việc tổ chức cấm xe khách vào nội đô nhằm kéo giảm tình trạng ‘xe dù, bến cóc’, đồng thời để kéo giảm nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Nếu được UBND TP HCM chấp thuận, từ ngày 10/1/2023 xe khách giường nằm sẽ bị cấm chạy vào nội đô từ 6-22h HẢI MINH Xã hội hóa đăng kiểm là một chủ trương đúng đắn nhưng việc có quá nhiều trung tâm đăng kiểm ra đời đã bộc lộ nhiều lỗ hổng và hạn chế trong quản lý. Nghiên cứu hỗ trợ Tết cho lao động phải nghỉ việc Hai phó chủ tịch TP Hà Nội phụ trách thêm phần việc của ông Chử Xuân Dũng Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao 2 phó chủ tịch UBND TP phụ trách thêm lĩnh vực văn hóa - xã hội và một số quận, huyện sau khi ông Chử Xuân Dũng bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt tạm giam vì tội “nhận hối lộ”. Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn theo dõi, chỉ đạo thêm các lĩnh vực khoa học và công nghệ; Lao động, dạy nghề, việc làm và các vấn đề xã hội; Văn hóa và thể dục, thể thao; Y tế, dân số, gia đình và trẻ em; theo dõi và chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải được bổ sung theo dõi, chỉ đạo thêm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; thông tin, truyền thông. Trước đó, ngày 22/12, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tội ‘nhận hối lộ’ để điều tra, làm rõ những sai phạm liên quan đến vụ án ‘chuyến bay giải cứu’. Trước khi bị bắt, ông Chử Xuân Dũng phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội và quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai; huyện Hoài Đức, Gia Lâm. HÀ THANH Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chính phủ đang nghiên cứu phương án hỗ trợ dịp Tết cho lao động phải nghỉ việc, giãn việc dài ngày do đơn hàng giảm. Ngày 27/12, dự hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 7 khóa IX, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại quan điểm Việt Nam cần phát triển nhanh hơn để đuổi kịp các nước, nhưng phải bền vững, lo cho môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Đến nay, toàn quốc có 55 triệu lượt người được hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí 85.000 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hưởng ứng, kêu gọi người dân, doanh nghiệp đóng góp cho các quỹ phòng chống Covid-19. Xã hội tạo được đồng thuận, tin tưởng, ủng hộ. Một ngày trước, ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết dự kiến chi tiền mặt hỗ trợ hơn 100.000 lao động bị giảm việc, mất việc mức 1-3 triệu đồng, tổng kinh phí 300 tỷ đồng. Gói hỗ trợ từ tài chính công đoàn được gấp rút triển khai trong bối cảnh gần 483.000 lao động bị giảm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng tại 1.240 doanh nghiệp ở 44 tỉnh thành. Tổng liên đoàn dự tính người bị giảm việc, giảm giờ làm hưởng một triệu đồng mỗi người; lao động chấm dứt hợp đồng nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận 2 triệu đồng và công nhân chấm dứt hợp đồng nhưng chưa tìm được việc làm mới được hỗ trợ 3 triệu đồng. Đến cuối tháng 11, hơn 1.200 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất đã làm ảnh hưởng tới 472.000 công nhân, trong đó 41.500 người bị chấm dứt hợp đồng lao động (chiếm 8,8%). Số bị giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động là 91,2%. Trong đó, 30.300 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và hơn 9.400 người đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới một tuổi. HÀ THU TP HCM: Đề xuất cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ 10/1

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==