Khoa học và Đời sống số 52/2022

Số 52 (4262) Thứ Năm (29/12/2022) 19 BẠN ĐỌC Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Quân, năm 2022, vượt qua khó khăn, kinh tế Thủ đô đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 8.922 (tăng 2,4%); có khoảng 30.000 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 25%); lũy kế số doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn đạt 351.000 doanh nghiệp… Kinh tế thành phố đã phục hồi tăng trưởng khoảng 8,89% - đạt cao nhất trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách đạt cao, vượt 6,8% dự toán, đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch Covid-19, chi hỗ trợ người lao động và đối tượng sử dụng lao động, chi đảm bảo an sinh xã hội. Thành phố hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch như tăng trưởng GRDP; GRDP/người… Đặc biệt, công tác tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện quyết liệt ở các cấp, các ngành của thành phố, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong năm, thành phố đã bố trí 221.720 triệu đồng để triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu, thúc đẩy chuyển đổi số… Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn cho biết, thực hiện chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, năm qua Hà Nội đã triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thu đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho gần 120.000 lượt người nộp thuế với tổng số tiền trên 30.400 tỷ đồng. Trong năm, Cục cũng đã tổ chức hai hội nghị đối thoại trực tuyến với sự tham gia của hơn 196.000 doanh nghiệp trên địa bàn, tiếp nhận và giải đáp kịp thời Lãnh đạo TP Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ luôn chia sẻ, sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp để hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, thành phố sẽ có những giải pháp kịp thời, khả thi hơn… Đối thoại, tháogỡkhókhăn chodoanhnghiệp VÂN TUYẾT HÀ NỘI: hơn 500 câu hỏi của doanh nghiệp, người nộp thuế. Tiếp tục chia sẻ, tháo gỡ Để chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho DN, UBND thành phố Hà Nội vừa tiếp Đại diện Hiệp hội, Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn, vướng mắc tại Hội nghị. ẢNH: THÙY LINH (VGP) Nhớ lại cách đây chừng hơn chục năm, khi ấy đời sống kinh tế của đại đa số người dân quê tôi cũng như các vùng quê khác còn nghèo thì mỗi dịp Tết tới ai cũng mong muốn được ăn những bữa ăn thật no nê thoải mái. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế của hết thảy người dân ở các vùng quê đều đã khấm khá lên nhiều so với trước kia, vì vậy xu thế của mọi người hướng tới là chơi Tết chứ không còn mấy ai mong ngóng để được ăn no, ăn ngon như Tết của ngày xưa... Theo phong tục tập quán truyền thống ở nhiều vùng quê, dẫu nhu cầu ăn không nhiều, xong mỗi gia đình vẫn phải chuẩn bị rất nhiều loại thực phẩm để nấu nướng sửa soạn mâm cỗ cúng Tết, mà trong một mâm cỗ cúng Tết ấy ít cũng phải đủ dăm bảy món, còn nhiều thì lên tới cả hơn chục món. Nói chung, thức ăn ngon sau cúng lễ nhiều như vậy nên các thành viên trong gia đình thường không thể ăn hết, vì vậy đã khiến cho đồ ăn bị bỏ thừa mứa, rất lãng phí. Theo nghi lễ chung, trong 3 ngày Tết thì mỗi ngày gia đình nhà nào cũng phải làm một mâm cơm cúng tổ tiên, với các loại món ăn hoàn toàn mới (đồ ăn cúng bữa trước rồi sẽ không mang cúng lại). Chính vì thế, các loại đồ ăn từ hôm cúng trước cho tới hôm cúng sau cứ ùn ứ, dồn lại rất nhiều. Vẫn biết rằng, gia đình nhà nào cũng có tủ lạnh để bảo quản đồ ăn, những đồ ăn thừa nhiều quá tủ lạnh không thể chứa hết, nên xảy ra tình trạng ôi thiu và phải đổ bỏ đi. Có nhiều gia đình mua cả tủ lạnh lớn, đủ chỗ chứa rất nhiều đồ ăn nhưng các loại đồ ăn để lâu quá cũng không đảm bảo sự an toàn, chất lượng, nên nhiều lúc chứa đồ ăn mươi ngày là họ cũng mang bỏ đi vì chất lượng giảm, không đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh... Thực trạng đồ ăn thừa mứa bị bỏ đi ở rất nhiều gia đình trong dịp tết là có thật, và quả thực nó rất lãng phí, khi chúng ta biết rằng để làm nên các món đồ ăn để cúng tết là cả bao công sức tiền bạc. Để hạn chế tình trạng thức ăn bị bỏ đi, gây lãng phí thì mọi gia đình hãy tính toán mua sắm nguyên liệu thực phẩm theo định lượng vừa phải, không nhất thiết phải linh đình quá nhiều món.n Cỗ Tết đừng quá dư thừa, lãng phí Bài & ảnh: TRỊNH VIẾT HIỆP Sửa soạn cỗ Tết xin đừng quá dư thừa gây tốn kém, lãng phí tục tổ chức hội nghị “Tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp năm 2022” dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh. Tham dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải, Nguyễn Mạnh Quyền cùng lãnh đạo 21 sở, ngành, đại diện các ngân hàng thương mại, tập đoàn, hiệp hội và 60 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) cho biết, quý II trở lại đây, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Chính sách nới rộng tín dụng của thành phố vừa qua đã tạo tín hiệu tốt, song chưa đủ với cơn khát vốn của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Mạc Quốc Anh đề xuất thành phố tiếp tục miễn giảm thuế, tiền thuế đất năm 2023, thuế thu nhập để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; sớm hoàn thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp đã đủ hồ sơ; ban hành mức lãi suất cho vay hợp lý năm 2023 vì biên lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay rất thấp. Trả lời các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, thành phố mong muốn lắng nghe các doanh nghiệp trao đổi, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt về vấn đề tài chính, tiền tệ, tín dụng để cảm thông, chia sẻ, cùng tháo gỡ, thể hiện tinh thần “đứng cạnh, đi cùng” các doanh nghiệp.n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==