Khoa học và Đời sống số 51/2022

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 51 (4261) Thứ Năm (22/12/2022) 3 UBQL vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, phương án xử lý 4 dự án thua lỗ, kém hiệu quả kéo dài ngành công thương sẽ được báo cáo Bộ Chính trị trong quý I/2023. Cụ thể Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Dự án Nhà máy Thép Việt Trung, Dự án Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) và Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, đã có nhiều buổi làm việc cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan; tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp khẩn trương có phương án xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo để trình Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị trong quý I/2023 theo yêu cầu. TÂM ĐỨC Khuyến khích mở các đường bay mới để thu hút khách du lịch quốc tế Kết luận Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan sớm hoàn thiện và trình ban hành Chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cụ thể hóa Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. Về định hướng, Thủ tướng lưu ý phát triển du lịch xanh, bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để hiện thực hóa mục tiêu này, lãnh đạo Chính phủ quán triệt cần cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền; chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực… Cùng với việc rà soát, bổ sung các chính sách, quy định khuyến khích phát triển du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch cả nội địa và quốc tế, trong đó các vấn đề liên quan visa, thuế…, Thủ tướng lưu ý phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực du lịch. Ông yêu cầu đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại, lưu trú cho khách du lịch quốc tế. Đặc biệt, tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới, trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng... HÀ MINH Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại, thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2, hoặc một tấn khí nhà kính khác. Hiện giá bán một tấn carbon dao động 2-50 USD, tùy thuộc vào vai trò, giá trị của rừng, trong đó rừng có độ đa dạng sinh học cao thì giá bán tín chỉ carbon cao. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Viện Giải pháp kỹ thuật nông nghiệp bền vững thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, hoạt động mua bán tín chỉ carbon đã diễn ra nhiều năm nay trên thế giới. Đây là thị trườngmang lại lợi ích kinh tế từ sản phẩm “vô hình” từ diện tích rừng và Việt Nam là thị trường khá hấp dẫn và tiềm năng. Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khi mua tín chỉ carbon tại Việt Nam là do “không có dữ liệu tin cậy” về việc hấp thụ khí thải. Đồng thời, Nghị định 06 của Chính phủ về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon cũng không đề cập đến vấn đề tín chỉ carbon này nên hoạt động mua bán tín chỉ carbon gặp nhiều vướng mắc. Theo ông Dũng, việc mua bán tín chỉ carbon sẽ mang lại lợi ích kinh tế thêm cho Nhà nước và trực tiếp người trồng rừng. Tức là, lâu nay người trồng rừng chỉ có lợi ích từ việc khai thác sản phẩm gỗ mà không có thêm bất kỳ thu nhập khác thì việc mua bán tín chỉ carbon này bà con sẽ có thêm kinh tế từ các doanh nghiệp có nhu cầu mua diện tích hấp thụ khí thải từ rừng. Khi có thu nhập thêm, người trồng rừng cũng sẽ đóng thuế cho Nhà nước, làm tăng ngân sách. Ngoài ra, hoạt động này cũng sẽ kích thích hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường cho Việt Nam. Trong một diễn biến liên quan, ngày 20/12, Bộ NN&PTNT phối hợp với Đại sứ quán Nauy tổ chức hội thảo trực tuyến “Thị trường carbon rừng: Kết quả sau COP 27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại việt Nam”. Chia sẻ bên lề hội thảo, bà Phạm Thu Thủy, Giám đốc chương trình Biến đổi khí hậu, Năng lượng tái tạo và Phát triển carbon thấp toàn cầu (CIFOR-ICRAF) cho biết, hiện có nhiều công ty năng lượng, tổ chức tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, dịch vụ ở nước ngoài muốn mua tín chỉ carbon tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ bày tỏ lo ngại do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên không biết phải làm gì. “Việt Nam vẫn chưa có hệ thống đăng ký quyền carbon hay danh sách cơ sở, dự án về carbon để doanh nghiệp tìm đến”, bà Thủy cho biết. THIÊN TUẤN Mua bán tín chỉ carbon sẽ mang lại lợi ích cho người trồng rừng Dự án yếu kém nào phải báo cáo Bộ Chính trị? ĐÀ NẴNG: Phát hiện kho chế tạo, tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ trong khu dân cư Phòng an ninh mạng - PA05 - Công an TP Đà Nẵng cho hay, đơn vị vừa phối hợp với Cục A05 và Đội CSHS - Công an quận Liên Chiểu bắt quả tang một kho chế tạo, tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ các loại. Cụ thể, qua kiểm tra bất ngờ tại căn nhà ở K354/15/25 Tô Hiệu, P.Hoà Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, công an phát hiện 2 đối tượng là Hồ Văn Quân (SN 1989; trú tại Phú Nhuận 2, Duy Tân, Duy Xuyên, Quảng Nam) và Phạm Ngọc Long (SN 1989; trú tại Tổ 44, P.Tam Thuận, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng; Chỗ ở hiện nay: K52/25A Đinh Tiên Hoàng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đang có hành vi chế tạo, tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận đã thuê căn nhà trên làm kho cất giữ súng, linh kiện, phụ kiện của súng nhằm bán lại cho khách hàng trên cả nước để thu lợi bất chính. Công an đã thu giữ tại chỗ 12 khẩu súng các loại, 785 viên đạn bằng kim loại, 08 bình xịt hơi cay; Nhiều loại linh kiện, phụ kiện để chế tạo súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và nhiều loại dụng cụ để chế tạo súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. Hiện vụ việc đang được Cơ quan CSĐT – Công an quận Liên Chiểu tiếp tục điều tra để xử lý theo thẩm quyền. HẢI MINH Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. ẢNH: NHẬT BẮC/VGP. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. VỤ AIC - NGUYỄN THỊ THANH NHÀN: Một bị cáo gửi đơn từ Mỹ, xin chịu phán quyết Sáng 21/12, TAND TP Hà Nội đưa 36 bị cáo ra xét xử trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan. Tại tòa, thư ký tòa án thông báo có hơn 80 cá nhân, cơ quan, đơn vị từ UBND tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC, Công ty cổ phần bất động sản AIC... được mời, triệu tập với tư cách có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Trong số 36 bị cáo, thư ký tòa cho biết có 8 người đang bỏ trốn. Một trong 8 bị cáo bỏ trốn có Nguyễn Đăng Thuyết, cựu Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội. Luật sư bào chữa của bị cáo này cho biết, Thuyết đã có đơn gửi tòa án, bày tỏ mong muốn được xét xử vắng mặt, chấp nhận sự xét xử vắng mặt dựa trên sự xét xử khách quan, toàn diện và thấu đáo. “Trước khi xác minh vụ án, khởi tố vụ án, bị cáo đã xuất cảnh, sang Mỹ để giám hộ cho việc học của con trai. Từ Mỹ, bị cáo đã gửi đơn tới HĐXX”, luật sư nói. Trước nội dung này, chủ tọa phiên tòa xác nhận. Tại phiên tòa, HĐXX kêu gọi bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các bị cáo đang bỏ trốn ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 20 ngày, xét xử cả thứ bảy, chủ nhật. GIA ĐẠT Các bị cáo tại phiên tòa.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==