Khoa học và Đời sống số 49/2022

Số 49 (4259) Thứ Năm (8/12/2022) 7 SỨC KHỎE MỚI QUẢNG CÁO SAI CÔNG DỤNG TPBVSK LÀ “TỘI ÁC”! Sau khi Khoa học và Đời sống đăng tải bài viết: “Trị vẩy nến bằng Đông y: Loạn sản phẩm, công dụng” trên số 48, ra ngày 1/12/2022, nhiều bạn đọc đã phản hồi, chia sẻ về thực trạng TPBVSK quảng cáo tràn lan trên MXH, với nhiều công dụng “khó tin”, gây hoang mang cho người bệnh. Chị Trần Thu Hương (ngụ Đồng Nai) chia sẻ, truy cập facebook, zalo, google... hay gặp những quảng cáo TPBVSK hỗ trợ trị bệnh về da như “thuốc thần”. Bà con không may đang bị bệnh da liễu đừng cả tin vào quảng cáo “bịa” công dụng sản phẩm trên các trang MXH. Khi bị bệnh đều có quá trình triệu chứng khởi phát, thì lúc chữa cũng cần quá trình điều trị bớt dần bệnh. Ông Nguyễn Đức Công (ngụ Bình Dương) cho rằng: “Vì lợi nhuận, những cơ sở bán TPBVSK đã bất chấp lương tâm, đạo đức, kinh doanh trên sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Quảng cáo khống công dụng TPBVSK, tạo lòng tin của người bệnh là hành vi “lừa đảo”, là tội ác, xã hội cần lên án, pháp luật cần có chế tài mạnh xử phạt nghiêm minh”. Việc TPBVSK quảng cáo Đông y gia truyền, hỗ trợ điều trị các bệnh về da trong đó có bệnh vẩy nến, được thổi phồng công dụng khiến nhiều người bệnh lầm tưởng như thuốc. Dù nhiều sản phẩm bị cơ quan chức năng xử phạt, nhưng chỉ như “muối bỏ biển”. Đơn cử, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quyết định xử phạt hành chính số 07/QĐXPVPHC đối với Công ty TNHH kinh doanh dược phẩm Bảo An (P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về các hành vi: Quảng cáo các sản phẩm TPCN/ TPBVSK Vương Liễu Số 1, Vương Liễu Số 2 không phù hợp với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh… tổng số tiền phạt là 75.000.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay TPBVSK Liễu Vương 2 vẫn đang được quảng cáo “giúp đặc trị vẩy nến, á sừng, eczema, viêm da cơ địa,..; giúp cho vùng da bị bệnh nhanh chóng được trở lại mềm mại như ban đầu”. BS CK2 Nguyễn Vũ Hoàng - Trưởng Khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TPHCM cho biết, thời gian gần đây, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp bị vẩy nến nặng. Nguyên nhân do người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc được quảng cáo “trị dứt điểm vẩy nến” ở trên mạng không rõ nguồn gốc. Theo thống kê, mỗi năm Bệnh viện Da liễu khám và điều trị cho hơn 52.000 lượt bệnh nhân vẩy nến, nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu, điều trị vì ngộ độc, tổn thương da toàn thân, nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận... HƯƠNG NGUYÊN Chuyên gia Yoga Cao Thị Chín (Câu lạc bộ vui khoẻ 27, Cầu giấy, Hà Nội) giới thiệu và hướng dẫn một số động tác yoga giúp đẩy thông tình trạng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch, làm giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát. Tư thế rắn hổ mang: Nằm sấp trên thảm với 2 tay co, lòng bàn tay úp xuống thảm. Hít sâu, thở ra và đẩy người về phía sau, giữ tư thế thở tự do. Tư thế đứng trên vai: Nằm ngửa, bằng một cử động nâng chân, mông và lưng lên, trụ bằng vai. Chống tay sau lưng. Khép hai khuỷu tay lại, chống tay gần bả vai. Ép khuỷu tay xuống sàn và ép mạnh tay vào lưng để giữ cho thân và chân thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn vào vai và cánh tay trên, không phải đầu và cổ. Giữ chặt chân. Giơ hai chân lên, duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng thẳng lên trời. Chú ý đến cổ. Không ép cổ xuống sàn, giữ chặt cổ và cảm nhận sự căng cơ cổ nhẹ. Ép cằm vào xương ức. Nếu thấy đau hay căng cổ thì không thực hiện tư thế nữa. Hít thở sâu và giữ tư thế trong từ 30 – 60 giây. Để trở ra, gập chân, hạ tay xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống. Từ từ hạ lưng xuống, đầu không nhúc nhích, hạ chân xuống. Tư thế cái cây: Nằm ngửa ra thảm, hít sâu hoặc thở ra. Tỳ hai tay xuống thảm dùng lực ở eo bụng đưa hai chân lên qua đầu, đến khi các ngón chân chạm vào thảm (giữ tư thế thở tự do). Tư thế cái kẹp – cúi gập mình: Ngồi trên thảm, lưng thẳng, 2 chân áp sát vào nhau và duỗi thẳng. Hít một hơi sâu, thẳng lưng, thở ra đồng thời duỗi dài toàn thân về phía trước, tiếp tục thở ra và duỗi cho tới mức thấp nhất có thể, giữ tư thế thở tự do. Tư thế con cào cào: Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay nắm lại và đặt bên dưới đùi, sao cho mặt trong hai cổ tay hướng vào nhau và ngón tay cái áp lên sàn. Bạn có thể luân phiên nắm tay lại với nhau, đặt bên dưới thân người. Đưa hai khuỷu tay lại gần đến mức có thể. Kéo cằm ra phía trước càng xa càng tốt và đặt lên sàn. Hít vào, đầu tiên, nhấc chân phải lên khỏi mặt đất, càng cao càng tốt mà không xoay hông hay cong đầu gối. Hít thở trong khi ở trong tư thế khoảng 5 giây, dần dần tăng lên 15 giây. Hít thở sâu và thở ra khi bạn hạ chân xuống sàn. Lặp lại thao tác 2 – 3 lần. Chuyên gia tập và hướng dẫn Yoga CAO THỊ CHÍN Yoga trị suygiãn tĩnhmạch không biết có phải hàng giả hay không (TPBVSK Hạ Khiết Vương đang bán trên thị trường – PV). “Trên Google nhà thuốc đăng quảng cáo bên em không quản lý được, yêu cầu xoá mà người ta không xoá thì cũng không biết làm thế nào (!?). Bên em sẽ kiểm tra lại và trả lời Báo sau”, đại diện Công ty RBG Việt Nam cho hay. Nhà sản xuất, phân phối và đơn vị bán lẻ phải cùng chịu trách nhiệm Tại hội nghị “Phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, tình trạng vi phạm chủ yếu là doanh nghiệp quảng cáo TPBVSK như thuốc chữa bệnh, gây hiểu lầm cho người dân. Các quảng cáo không đúng thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Đáng chú ý, có nhiều doanh nghiệp là chủ sở hữu bản công bố sản phẩm nhưng không thừa nhận và không đứng tên thực hiện các quảng cáo vi phạm, do vậy cơ quan chức năng không xác định được đối tượng vi phạm, nên gần như không thể xử lý. Bà PhạmKhánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP (TPHCM) từng cho rằng: “Chúng ta có cả một rừng văn bản”, nhưng xử phạt đối với hình thức kinh doanh mới trên mạng điện tử còn khó khăn, nhiều lỗ hổng. “Cần khắc phục triệt để tình trạng khi cơ quan quản lý phát hiện về quảng cáo của một sản phẩm TPBVSK nào đó vi phạm, nhưng liên hệ đến đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thì lại bảo “không phải doanh nghiệp của tôi”, “không phải chúng tôi làm”...Cần có những quy định rõ ràng trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh, nếu quảng cáo đó không phải do đơn vị làm thì khi phát hiện cần báo ngay cho cơ quan quản lý, tránh trường hợp khi kiểm tra thì lại báo là “do ai đó quảng cáo chứ không phải mình”, trong khi sản phẩm bán đi vẫn nhận lợi nhuận”, bà Phong Lan nhận định. Không có chuyện dùng vài hộp TPBVSK… dứt bệnh tiểu đường Cùng trăn trở về thực trạng trên, Luật sư Đỗ Ngọc Oánh, đoàn Luật sư TPHCM bày tỏ quan điểm: không có chuyện sau một liệu trình dùng vài hộp TPBVSK sẽ trị dứt bệnh tiểu đường, là hoang đường. Luật vẫn cứ ra, cơ quan chức năng vẫn hô hào xiết chặt, nghiêm minh, mạnh tay trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý... nhưng thực trạng vẫn “giậm chân tại chỗ”... chẳng lẽ “bó tay”? Việc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm ra thị trường phủ nhận trách nhiệm để quảng cáo sai phạm tiếp diễn trên môi trường internet, vô can đứng ngoài là hành vi cố ý; các nhà thuốc tiếp tay quảng cáo sản phẩm sai phạm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng con người nên xử phạt chính đáng. Trường hợp TPBVSK là hàng giả, hàng nhái thì vai trò Quản lý thị trường ở đâu? Doanh nghiệp cố tình tiếp diễn sai chồng sai, phớt lờ các quyết định xử phạt của cơ quan chứ năng, ngang nhiên tái phạm trong thời gian thi hành hình phạt đó là thách thức cơ quan chức năng, thách thức pháp luật. Cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát lại quy trình cấp phép quảng cáo sản phẩm TPBVSK. Đồng thời, phạt nặng hơn, giám sát chặt chẽ hơn đối với những trường hợp “nhờn” luật... mới đủ sức răn đe.n QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, không phải động tác Yoga nào cũng có thể sử dụng được, vì có những động tác sẽ làm tăng áp lực máu, cản trở đường lưu thông máu về tim từ chân, gây hại tim mạch, làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn. Một quảng cáo sai phạm về TPBVSK Vương Liễu số 1, Vương Liễu số 2 Quảng cáo Vương Liễu số 2 đặc trị bệnh vảy nến... QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==