Khoa học và Đời sống số 49/2022

Số 49 (4259) Thứ Năm (8/12/2022) 22 Quảng Bình: Kỷ luật hai cán bộ liên quan vụ 12ha rừng bị chặt phá Để hơn 12ha rừng phòng hộ ven biển và rừng lá tràm hàng chục năm tuổi bị chặt phá, hai cán bộ BQL Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nhận hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo. Ngày 1/12, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đã có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân liên quan đến vụ 12 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy bị chặt phá. Cụ thể, ông Trần Anh Tú, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Còn ông Nguyễn Thanh Hoài, cán bộ bảo vệ rừng phụ trách địa bàn xã Sen Thủy thuộc Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong bị cảnh cáo. Trước đó, Khoa học và Đời sống đã có bài phản ánh: “Quảng Bình: Cần làm rõ hơn 12ha rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá”. Sau một thời gian vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân liên quan đến vụ hơn 12 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy bị chặt phá nói trên. VĂN ĐỈNH Hòa Bình: Hàng nghìn tấn rác có liên quan Công ty Hoàng Long? Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ vụ đổ trái phép hàng nghìn tấn rác giữa rừng. Bước đầu, đại diện Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cho biết đang làm văn bản để trả lời và yêu cầu lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình xác minh, báo cáo về nội dung báo chí phản ánh về tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt. Như báo chí phản ánh, hơn 2 năm nay, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) để tồn đọng số lượng rác thải sinh hoạt hàng trăm nghìn tấn. Vì không thể xử lý số lượng rác khổng lồ nêu trên, chính quyền TP Hòa Bình tập kết rác tại nhiều vị trí trong thành phố như đường Trương Hán Siêu, khu công nghiệp Mông Hóa, ven cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và đặc biệt là đỉnh đồi thuộc xóm Can (xã Độc Lập). Ngày 30/12/2020, UBND tỉnh Hoà Bình thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh về việc “đồng ý để UBND thành phố Hòa Bình nghiên cứu, khảo sát và có phương án bố trí khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập”. Dựa vào văn bản trên của UBND tỉnh Hòa Bình, UBND TP Hòa Bình ra văn bản ngày 30/6/2021 về việc vận chuyển rác thải tại các địa điểm về vị trí tập kết tạm thời và giao cho Công ty Hoàng Long thực hiện vận chuyển toàn bộ lượng rác sinh hoạt tại 4 địa điểm khác nhau về xóm Can. Tuy nhiên, sau nhiều ngày, Công ty Hoàng Long chưa tiến hành làm các phương án tập kết, xử lý chất thải để trình lên cơ quan có thẩm quyền và khu vực tập kết chưa được quy hoạch. Sau một thời gian ngắn hoạt động đã gây ra ô nhiễm môi trường. THIÊN TUẤN ĐỜI SỐNG XANH hưa được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện dự án, hộ gia đình ông Lê Thanh Tùng (thôn Đồng Vịnh, xã Tân Dân, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất trồng lúa, khiến người dân bức xúc. Tiếp nhận phản ánh của người dân địa phương qua đường dây nóng, phóng viên Khoa học và Đời sống đã tìm về thôn Đồng Vịnh, xã Tân Dân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) để tìm hiểu sự việc. “Họ xây dựng lâu rồi, nhưng chưa có đơn vị nào kiểm tra, xử lý…” Theo đó, gia đình ông Lê Thanh Tùng đã tiến hành xây dựng tường rào 4 phía kiên cố bao quanh hơn 33.000m2 diện tích đất nông nghiệp (28.000m2 đất trồng lúa và 5.100m2 đất công do xã quản lý - PV). Toàn bộ diện tích đất trồng lúa này được ông Tùng mua lại từ các hộ dân địa phương. Phía trong bức tường, hơn 33.000m2 đất nông nghiệp đã bị máy xúc đào xới nham nhở, công nhân đang tích cực trồng cây, làm hồ…“Họ xây dựng ở đây lâu rồi, không hiểu vì sao đến nay, vẫn chưa có đơn vị nào về kiểm tra, xử lý…?”, một người dân chia sẻ. Theo tìm hiểu của phóng viên, đầu năm 2022, ông Lê Thanh Tùng có đơn gửi UBND xã Tân Dân xin thuê 5.100m2 đất nông nghiệp do xã quản lý để thực hiện Dự án Tổ hợp kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản. Ngay sau đó, vào ngày 22/3/2022, UBND xã Tân Dân đã ban hành một loạt văn bản gửi UBND huyện Đức Thọ, gồm: Tờ trình số 32-TTr/UBND Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tổ hợp tác kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản xã Tân Dân; Tờ trình số 33-TTr/UBND Về việc phê duyệt bản đồ quy hoạch tổng thể sử dụng đất dự án tổ hợp tác kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản xã Tân Dân; Tờ trình số 34-TTr/UBND Về việc cho thuê đất để thực hiện dự án của ông Lê Thanh Tùng, tất cả do ông Trần Đức Thắng – Chủ tịch UBND xã Tân Dân ký. Ngày 14/11, UBND huyện Đức Thọ ban hành văn bản số 4034/UBND-TN gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên & Môi trường đề nghị chấp thuận dự án Trang trại đa cây đa con NTTS kết hợp cây ăn quả tại thôn Đông Vịnh, xã Tân Dân vào danh mục công trình dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 huyện Đức Thọ, do ông Trần Hoài Đức – Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ ký. Thách thức pháp luật? Đến nay, dự án của ông Lê Thanh Tùng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng ông đã thách thức pháp luật khi tiến hành xây dựng một hệ thống tường rào kiên cố bao quanh hơn 30.000m2 đất nông nghiệp, đồng thời cho máy xúc đào ao, trồng cây… Trao đổi với PV, ông Thái Sơn Vinh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ, cho hay: “Sau khi phát hiện ra sự việc, chúng tôi đã nhiều lần điện thoại mời ông Tùng lên làm việc. Tuy nhiên, do ông Tùng đang ở Bình Dương nên chúng tôi chưa thể làm việc được…”. Với những sai phạm nói trên, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Chính quyền địa phương đang ở đâu, ai đã “bật đèn xanh” để ông Lê Thanh Tùng có thể thực hiện dự án trái pháp luật trên đất trồng lúa như vậy? Khoa học và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.n C HÀ TĨNH: “Hôbiến”hàngchụcnghìnm2 đất lúa làmdựán Bài và ảnh: TRẦN QUỐC Dự án “trái phép” trên đất trồng lúa của ông Lê Thanh Tùng nhìn từ trên cao. ẢNH: TRẦN QUỐC Phía bên trong được ông Tùng đào ao, trồng cây.... Hệ thống tường rào 4 phía kiên cố bao quanh hơn 33.000m2 diện tích đất nông nghiệp Dự án trang trại “trái phép” nằm ngay dưới đường dây điện 500kV.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==