Khoa học và Đời sống số 49/2022

Số 49 (4259) Thứ Năm (8/12/2022) 19 BẠN ĐỌC Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tăng cường hoạt động kiểm tra đột xuất các phòng khám từng vi phạm trên địa bàn. Vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cùng các chuyên gia của ngành đã tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại 12 phòng khám đa khoa đã từng bị xử lý vi phạm hành chính trước đây, trong đó 4 phòng khám có đăng ký người hành nghề là người nước ngoài (phòng khám đa khoa u Á ở quận 6, phòng khám đa khoa Hoàn Cầu ở quận 5, phòng khám đa khoa Hồng Phong ở quận 5, phòng khám đa khoa Thăng Long ở quận 10). Qua kiểm tra, Thanh tra ghi nhận tại các Phòng khám này đều có vi phạm các quy định hành nghề khám chữa bệnh, cụ thể như: bố trí thêm phòng điều trị, bổ sung trang thiết bị y tế nhưng chưa báo cáo Sở Y tế; không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không đủ dụng cụ để thực hiện các thủ thuật sản phụ cho người bệnh; Nhân sự tham gia khám bệnh, chữa bệnh chưa đăng ký hành nghề theo quy định, nhân sự đã đăng ký hành nghề tại phòng khám nhưng không có mặt đầy đủ theo thời gian đã đăng ký hành nghề với Sở Y tế. Khi kiểm tra hoạt động chuyên môn của các phòng khám này, các chuyên gia tham gia đoàn kiểm tra nhận thấy một số người hành nghề chưa nắm bắt được chuyên môn trong quá trình điều trị; Chẩn đoán và điều trị chưa đúng phác đồ của Bộ Y tế; Chỉ định kháng sinh không phù hợp phác đồ điều trị; Không có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp. Ngoài ra, lỗi hay gặp tại các phòng khám này là quảng cáo không đúng, không phù hợp với nội dung đã được Sở Y tế xác nhận; quảng cáo quá phạm vi chuyên môn đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động (điều trị bệnh nam khoa, bệnh xã hội, bệnh trĩ, …). Với những sai phạm trên, Thanh tra Sở Y tế tiếp tục làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kết quả xử lý sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế để người dân được biết và cùng giám sát. Sở Y Tế kêu gọi người dân khi gặp tình huống các phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” hãy gọi ngay số điện thoại nóng 0989401155 hoặc vào app “Y Tế Trực Tuyến” để phản ánh trực tiếp đến Thanh tra Sở Y tế. P.V Ha Nôi đứng thứ 6 trong xếp hạng cac tỉnh, thành phố co nồng độ bụi min (PM2.5) cao nhât toan quôc. Để hạn chế ô nhiễm bụi mịn, Thủ Đô đang tích cực tìm kiếm các giải pháp kiểm soát nguồn ô nhiễm. “Hiếnkế”giúpHàNội chặnđứngônhiễmbụimịn 19 nguyên tố trong bụi PM2.5 ở khu vực Đông Anh, Hoàng Văn Thái, Cổ Nhuế và Xuân La đã được TS Nguyễn Thị Phương Mai và nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ môi trường và cộng sự phát hiện trong quá trình tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự phân bố, nguồn phát thải của kim loại trong bụi PM2.5 ở đô thị trên địa bàn Hà Nội”. Bụi mịn làm giảm nhận thức, viêm thần kinh… Theo TS Nguyễn Thị Phương Mai, bụi PM2.5 là hạt bụi có kích thước động học nhỏ hơn 2.5 µm, dễ dàng xâm nhập vào hệ thống hô hấp nên còn gọi là bụi hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm bụi liên quan đến quá trình làm giảm nhận thức, mất cân bằng oxi hóa (oxidation stress) viêm thần kinh và thoái hóa thần kinh. Ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 tại Hà Nội bị ảnh hưởng rất lớn từ nguồn bên ngoài. Cụ thể, chỉ có 1/3 lượng bụi mịn PM2,5 sinh ra trực tiếp từ các nguồn thải tại địa bàn thành phố, 2/3 lượng bụi còn lại đến từ các tỉnh lân cận, khu vực Đồng bằng sông Hồng, lan truyền từ xa và các nguồn tự nhiên. Báo cáo Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại các quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 - 2021 của Đại học Khoa học Tự nhiên đã chỉ ra rằng: Vụ Đông Xuân năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ đốt rơm rạ trung bình toàn thành phố tăng gấp đôi (từ 22% năm 2020 lên 43,2% năm 2021) và khối lượng bụi PM2,5 phát thải tăng gấp 4 lần (tăng gần 1,5 nghìn tấn). Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir năm 2022, nồng độ PM2.5 trung bình năm 2021 tại Việt Nam theo trọng số dân số là 24,7 μg/m3 , có xu hướng giảm so với năm 2020 là 28,1 μg/m3 và năm 2019 là 34,1 μg/m3 . Xét trong khu vực Hà Nội, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2019 tại các quận/huyện từ 28,15- 39,4 μg/m3; gây ra 2.855 ca tử vong sớm, đóng góp 12% số ca tử vong sớm ở nhóm người trên 25 tuổi; kỳ vọng sống bị mất đi do phơi nhiễm với bụi PM2.5 là 2,49 năm. Nếu nồng độ bụi PM2,5 trên địa bàn Hà Nội được kiểm soát, kỳ vọng sống của người dân Hà Nội có thể tăng lên từ 2,2 tới 3,8 năm. Trước thực trạng trên, tháng 4/2022, UBND TP Hà Nội tiếp tục ra Chỉ thị yêu cầu thực hiện nghiêm việc này. Địa phương nào để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ, sẽ phê bình lãnh đạo, tập thể và không xét thi đua, khen thưởng trong năm 2022. Cùng với đó, cuối năm 2021, TP Hà Nội triển khai thí điểm 24 điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành; tư vấn, hỗ trợ người dân chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ lấy xe máy mới. Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) Lê Hoài Nam nhận định, đây là hoạt động quan trọng để cải thiện chất lượng không khí cho Thủ đô. Việc đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ và hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí.n sinh sau vụ đông xuân 2021 (hơn 710.676 tấn rơm rạ tươi). Nhiều huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ cao như: Gia Lâm và Thường Tín (50%), Thạch Thất (45%), Chương Mỹ (37%)… Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, với 20% lượng rơm rạ bị đốt trên địa bàn sẽ phát sinh 179 tấn bụi PM10, 163 tấn bụi mịn PM2.5 và 23.000 tấn CO2. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp và tim mạch. Bao cao cua “Dự án Chung tay vì không khí sạch” của Live & Learn dưới sự hỗ trợ của USAID cho biêt: tại NHẬT NAM Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 trên 9 quốc gia; và xét trên toàn thế giới, Việt Nam xếp thứ 36/117 quốc gia có nồng độ PM2.5 cao nhất. Hà Nội là thành phố đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi PM2.5 cao nhất, mặc dù ô nhiễm bụi PM2.5 năm 2020 và năm 2021 giảm 16% so với năm 2019. Tăng cường kiểm soát nguồn ô nhiễm Tại Hà Nội, theo kiểm tra của Sở TN&MT, tỷ lệ đốt rơm rạ ở các huyện còn khá phổ biến, trung bình chiếm khoảng 20% tổng lượng rơm rạ phát Nhiều phòng khám đa khoa ở TP HCM liên tiếp tái phạm

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==